Soài Chék và Ô Tức Sa: Không Gian Tĩnh Lặng Giữa Đại Ngàn

Khi những cơn gió mang hơi ẩm tạt vào mặt bạn của một ngày hè rực rỡ thì cũng là lúc báo hiệu cho những cơn mưa mùa hạ bắt đầu. Mưa đến mang cho con người một hơi thở mới mát lành, cũng mang lại cho cây cối một sức sống mới tươi tốt sau những đợt nắng khủng khiếp. Những hồ nước vốn tưởng đã trơ đáy lại bừng tỉnh đầy ắp nước, tạo nên sức quyến rũ lạ kỳ thu hút du khách đến tham quan. An Giang nhờ có những hồ nước trời mà càng trở nên duyên dáng và thanh thoát giữa không gian núi rừng hùng vỹ. Hôm nay, cùng Thiên Linh tiếp tục khám phá những hồ nước nổi tiếng tại xứ sở tâm linh này.  SOAI CHEK LAKE The Mystery of Seven Mountain – part 3 chap 2 Info Place: Nui To commune, Tri Ton district, An Giang Time: 30 minutes Opening time: 07:30 am - 06:00 pm every day Transport: motorbike, car, taxi, scooter,… There are many beautiful lakes in That Son, as you know, such as Ta Pa, Soai Chek, O Thum, Otuksa,… All of them are alike mirrors to reflect the miraculous naturally beauty, bring traveler to

Dạo Quanh Núi Sập

MR. THOẠI LAKE
The Mystery of Seven Mountains - part 24

Info
Place: Nguyễn Văn Trỗi str, Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang
Time: 3 hours
Opening time: 07h30 - 17h30 every day
Best time: morning or afternoon
Transport: motorbike, taxi, bus,…
Entrance fee: 20.000đ

Mr. Thoại lake, which is located Nui Sap township far way for Long Xuyen city about 30km, is one of the interesting places of An Giang tourism. It’s known as a place to commemorate Nguyen Van Thoai, who have digged two important canals of An Giang. In addition, Mr. Thoai lake also well-known for Mr. Thoai statue, Mot Cot pogoda and fresh air.

Cách thành phố Long Xuyên chừng ba mươi cây số về phía Nam, và cách ủy ban nhân dân thị trấn Núi Sập chừng năm trăm thướt, hãy cùng tôi khám phá một trong những cảnh quan thiên nhiên thú vị nhất, một trong những nơi tưởng niệm một trong những vị khai quốc công thần của triều Nguyễn – Khu du lịch hồ ông Thoại và khu di tích Núi Sập.

Đầu tiên, chúng ta sẽ tham quan toàn cõi khu du lịch hồ Ông Thoại. Đây là khu du lịch mới mở, còn sơ khai chưa có những tiết mục đặc sắc và những điểm đặc biệt để thu hút khách du lịch. Hồ là vết tích còn sót lại của việc khai thác đá trái phép trước đây, sau khi tỉnh cấm việc khai thác, dựa vào yếu tố thiên nhiên và cảnh quan đã hình nên khu du lịch. Hồ có làn nước trong xanh màu ngọc bích, màu của những hàng liễu, của những hàng cây xanh ngát soi bóng xuống hồ. Bên trong hồ có một số ụ đá còn sót được tạo hình, được mài dũa thành những cù lao, những cồn bãi ấn tượng.

Điểm thu hút khách du lịch mà ai cũng có thể cảm nhận được đó chính là bức tượng vị khai quốc công thần, người có công khai phá vùng đất An Giang – Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại. Tượng cao hơn mười mét, được sơn son thiếp vàng với hình tượng là một vị hà đê sứ đang ra lệnh cho quân lính đào kênh trị thủy, thông thương cả về quân sự lẫn kinh tế. Tượng ông được đặt trang trọng tại cù lao lớn thứ hai trong hồ. Mà muốn đi đến viếng thăm ông, mọi người phải bước lên những cây cầu – một trong những điều thú vị mà bước lên như được ngược dòng lịch sử tìm về với những tiền nhân ngày trước.

Cầu đầu tiên dẫn từ cổng vào là cầu Mai An Tiêm, một cây cầu dây màu đỏ với kiến trúc giống như chiếc cầu Thê Húc của hồ Gươm, từ trên cầu có thể nhìn thấy mặt hồ lăn tăn sóng nước. Qua khỏi cầu, ở cù lao thứ nhất chính là đảo Tây Qua trong truyền thuyết nơi mà vợ chồng Mai An Tiêm nhặt được quả lạ rồi lưu truyền muôn thuở. Tại đây mọi người sẽ thấy bức tượng tái hiện lại cảnh vợ chồng An Tiêm thu hoạch dưa hấu. Rời khỏi cồn thứ nhất, bước tiếp lên cầu Vọng Nguyệt – cây cầu là nơi ngắm chị Hằng tuyệt đẹp, không chỉ là trên cao xa thẫm mà còn cả bóng trăng soi mình xuống mặt hồ xanh biếc. Vài bước cuối cùng rời khỏi cầu Vọng Nguyệt sẽ đến tượng đài Thoại Ngọc Hầu, với một lư đồng nghi ngút hương trầm, hãy thắp cho ông một nén nhang để nhớ về ngày xưa đó. Sau khi viếng thăm tượng ông Thoại, đừng vội để trở lại mà hãy tiếp tục bước lên cầu Khoa Bảng – nơi mà bạn có thể nhìn thấy một con cá sấu đá và một con rùa đang bơi nhấp nhô dưới làn nước trong xanh. Rời khỏi cầu Khoa Bảng, nhớ ghé thăm Bia đá Thoại Sơn một di tích mà ngàn xưa còn lưu dấu về sự ra đởi của ngọn núi này.

Giờ hãy cùng tôi bước đi qua bên phải, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh thầy trò Đường Tăng trên đường Tây Du, đi khoảng vài trăm thước sẽ thấy xa xa một ngôi chùa hiện lên trong khói sương mù của mùa gió bấc lạnh giá. Đây là ngôi chùa được mô phỏng từ ngôi chùa Nhất Trụ ở Hà Nội, nên nó còn được gọi tên là chùa Một Cột ở Thoại Sơn. Toàn bộ ngôi chùa xây dựng hoàn toàn giống như phiên bản gốc, duy chỉ có điều là nếu ở chùa Một Cột Hà Nội có một tượng Adiđà nghi ngút khói hương thì chùa Một Cột Thoại Sơn lại ẩn mình trong hàng cây xanh mướt mà đường vô là một quán nhậu lẩu dê và bên trong có đặt một bức tượng phật bà Quan Âm thiên thủ thiên nhãn nhưng quán lạnh vô cùng. Tuy nhiên, từ chùa nhìn ra xung quanh, một bức tranh thiên nhiên được tạo nên khá hoàn mỹ.

Rời khỏi ngôi chùa lạnh căm ấy, chúng ta sẽ đến với một khu trò chơi dành cho mọi lứa tuổi trông khá thú vị. Nào là tàu lượn, thuyền rồng, nào là xích đu, đu quay,…. Thật là tuyệt vời cho những buổi rong chơi cuối tuần, bên gia đình hay bạn bè của mình. Có lẽ sẽ tuyệt vời hơn nếu những điều mình vừa nói được đầu tư đúng mức thì có lẽ sẽ thú vị hơn nhiều. Bến Thiên Nga đó là một nơi lý tưởng trong khu du lịch này, cùng người mình yêu hay đơn giản là cùng đứa bạn thân hè huội đạp vịt trong một buổi trưa hè nóng nực, cảm nhận từ cơn gió nhẹ nhàng từ đâu thổi đến hay nghe tiếng sóng vỗ lăn tăn mạn thuyền sẽ là một điều thật lãng mạn vô cùng.

15 phút đạp thuyền thiên nga quanh hồ sẽ là trải nghiệm vừa thú vị và cũng vừa nhớ đời, nhưng nhớ phải để dành năng lượng để chinh phục đỉnh Sập Sơn nhé. Đi tiếp, bạn sẽ nhìn thấy một vài loài vật quý hiếm được người dân trong vùng quyên tặng, có cô hạc trắng muốt đang mơ màng ngủ, có chú khỉ đang vắt vẻo trên cây, có cả anh trăn Thoại Sơn uốn lượn mà mình vừa nhìn thấy đã rùng mình vì sợ. Cảm giác ấy thật là thú vị. Vừa đi vừa ngắm hàng liễu xanh soi mình xuống hồ mơ màng như mái tóc của cô gái xuân thì đang bồng bềnh trong gió.

Gần phía cổng là ngôi nhà lục giác trưng bày bức thư pháp đạt kỷ lục có chữ “tâm” nhiều nhất Việt Nam, với 108 vần lục bát độc đáo, đề cao cái tâm trong sáng và tấm lòng hướng thiện của con người. Một dĩa trái cây ngũ quả to đùng ngày Tết là điểm khởi đầu cho chuỗi tượng thập nhị hành khiển bao quanh phía bên trái của hồ. Mười hai tượng thập nhị hành khiển là hình tượng của mười hai vị thần địa can cai quản mỗi năm ở địa giới bao gồm Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi – với sự điêu khắc tinh xảo và một trái tim nhiệt huyết đã tạo nên cho những bức tượng những ấn tượng khó phai. Kết thúc tượng Hợi, là kết thúc hành trình khám phá khu du lịch hồ ông Thoại.

Ghi chú: Toàn bộ những cảnh quan trong khu du lịch đã xuống cấp một cách trầm trọng, những bức tượng đã phai màu sơn nhìn khá là cũ. Chùa Một Cột cực kỳ thảm hại, cực kỳ mất thẩm mỹ với vô số nét vẽ xấu xí trên tường, tượng bàn thờ bà Quan âm lạnh sương khói cực kỳ tệ hại đối với một nơi được gọi là chùa, không có cái gì gọi là thu hút. Bên ngoài không có một cái sọt rác nên dưới bồn hoa sen là một bãi rác. Trước cổng vào là một quán lẩu dê, thật không hiểu nổi. Sân khấu, khu trò chơi, những con thiên nga cực kỳ xấu, cỏ um tùm và xuống cấp. Khu động vật được tặng cho khu du lịch thì cực kỳ hôi, mà đôi khi chỉ mong nó không nên có. Bên cạnh đó, không có cái gì để giữ lại được khách. Nếu chỉ trông chờ vào cái tên gọi hồ ông Thoại thì có lẽ khách chỉ viếng một lần thôi rồi vĩnh biệt luôn.

HỒ ÔNG THOẠI
Thất Sơn huyền bí - phần 24 chương đầu

Thông tin
Địa điểm: Nguyễn Văn Trỗi - Núi Sập – Thoại Sơn – An Giang
Thời gian tham quan: 3 tiếng
Thời gian tốt nhất: sáng sớm hoặc buổi chiều
Phương tiện: xe buýt, xe gắn máy,…
Giá vé: 20.000đ cho vé vào cổng, 5.000đ vé giữ xe
Thành lập năm 2000, hồ rộng khoảng 09 ha
Tượng Thoại Ngọc Hầu cao hơn 10m
Bia Thoại Sơn bản tiếng Việt cao 3m, ngang 1m2

---

SẬP MOUNTAIN
The Mystery of Seven Mountains - part 24

Info
Place: Nguyễn Đình Chiểu str, Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang
Time: 3 hours
Best time: morning or afternoon
Transport: motorbike, walking

Sap mountain is one of the mountains of An Giang. SinoVietnam’s name of this mountain is called Thoai Son to commemorate Thoại Ngọc Hầu, who have digged two important canals of An Giang. It’s a part of Mr. Thoai lake, famous for fresh air and impressive views.

Rời khỏi chặng hành trình khám phá khu hồ ông Thoại, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá địa danh di tích lịch sử Núi Sập hay còn gọi là Thoại Sơn và chinh phục đỉnh núi này. Bắt đầu tại bia đá Thoại Sơn, cách cầu Khoa Bảng chừng vài mét về phía bên trái. Bia đá là dấu tích sắc phong của nhà Nguyễn đối với công lao của Nguyễn Văn Thoại trong việc chỉ huy đào hai con kênh có ý nghĩa chiến lược quân sự to lớn thời bấy giờ là Vĩnh Tế hà và Thoại hà. Cũng vì lẽ đó mà núi Sập có tên gọi Hán Việt là Sập Sơn lại trở thành Thoại Sơn, và bia đá là minh chứng cho sự tưởng nhớ này, cũng vô tình làm cho núi Sập trở thành một địa danh lịch sử vô cùng thú vị, trên đỉnh núi có bia tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh thân mình trong cuộc bảo vệ tổ quốc Việt Nam nên mình gọi núi Sập là địa danh di tích lịch sử.

Trở lại cuộc hành trình chinh phục đỉnh núi Sập, rời khỏi bia đá Thoại Sơn, tiếp tục đi về hướng bên trái cầu Khoa Bảng chừng một vài trăm thước sẽ thấy tượng Hợi và tượng Tuất trong chuỗi tượng Thập nhị hành khiển. Qua khỏi tượng Tuất, sẽ thấy một bảng chỉ dẫn ghi Đường Lé, đây chính là con đường dẫn lên chinh phục đỉnh núi thú vị này. Đi trên đường Lé, bạn sẽ thấy những vách đá cực kỳ cao, chênh vênh vô cùng báo hiệu chuyến chinh phục ngọn núi này không hề dễ dàng.

Thật vậy, con đường lên núi khúc khuỷu, vắt vẻo, và dựng đứng, có lúc phải trèo lên thật cao và có lúc phải đi trở ngược xuống thấp làm cho người ta có cảm giác vô cùng mỏi chân. Trên đường đi, bạn còn sẽ bắt gặp những con cuốn chiếu núi to bự nằm cản lối trên đường đi mà vô tình có thể bạn sẽ giẫm trúng. Sẽ là điều kinh khủng nếu bạn là một người sợ côn trùng, tôi đang tưởng tượng đến cái cảnh vô tình bắt gặp một con rắn thì sao nhỉ, vừa nghĩ tới thôi là muốn bủn rủn rồi bởi vì con đường dẫn lên núi khá là hẹp, chỉ vừa đủ cho một người đi. Nhưng bù lại là không khí thật trong lành, mát mẻ một cách tự nhiên dưới những tán rừng, tiếng ve kêu của mùa hạ, hay tiếng chim rừng thi thoảng lại cất cao giọng hót làm cho bao nhiêu nổi sợ tan biến mất.

Sau khi chinh phục khoảng năm trăm thướt đường đồi núi mà không bị bất kỳ vấn để gì, thì xin chúc mừng bạn sẽ thành công, bạn đã tới đỉnh của núi Sập rồi đấy. Nếu quá mệt thì hãy vào một cái quán nằm khép mình trên đỉnh núi, thưởng thức một ngụm nước mát lành, nghe người xưa kể lại sự hình thành của ngọn núi, hay chỉ đơn giản là tìm hiểu một chút về nơi này cũng sẽ là một điều hay ho, một kiến thức vào sổ hành trang của mình. 

Sau khi nghỉ ngơi thật đã thì tiếp tục thôi nào. Trên đỉnh núi Sập có hai vồ nằm song song với nhau là Vồ Hổ và đỉnh Pháo Đài. Vồ Hổ nằm trên một tảng đá khá cao được bao quanh bởi những cây rừng cheo leo, nơi thờ cúng những chư thần của miền Bảy Núi, của vùng đất linh thiêng này. Từ trên vồ Hổ, mọi người có thể nhìn thấy dòng kênh Thoại Hà rộng lớn, những đám lục bình miên man, đôi khi bị sóng đánh tạt vào. Hãy thắp một nén nhang trầm mong những điều bình an.

Trở lại quán cũ theo một con đường khác, cũng nằm cạnh vồ Hổ là đỉnh Pháo đài. Khi đi lên bạn sẽ thấy một tấm bia tưởng niệm những anh hùng vô danh đã nằm lại vĩnh viễn mảnh đất này. Đường lên đỉnh Pháo đài cực kỳ khó đi, và không hề dễ dàng vì đó là một tảng đá dốc đứng nằm chênh vênh một góc, nhưng thật may là có một cây cầu sắt bắt dài lên đỉnh nên chắc chắn sẽ không thể nào ngán bước chân của một người yêu khám phá. 

Trên đỉnh Pháo Đài có gì, nếu bạn là người ham vui thì đỉnh Pháo đài chẳng có gì cho bạn cả, nhưng nếu bạn là người yêu thiên nhiên, thích khám phá thì đỉnh Pháo đài là nơi không thể bỏ qua được đâu. Từ trên đỉnh bạn sẽ nhìn thấy toàn bộ thị trấn Núi Sập, thấy những nóc nhà cấp bốn nằm ngay ngắn, thấy những con đường đầy khói bụi kèn xe, thấy cả dòng Thoại Hà chở nặng phù sa, thấy cánh đồng mùa lúa chín vàng ươm một góc trời, thấy một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời đầy cảm xúc. Những cây rừng trên đỉnh núi có lẽ là một điều ấn tượng bên cạnh bức tranh thiên nhiên tuyệt vời, nếu như có một cái xích đu được treo lên thì có lẽ đang ở chốn thiên thai nào đó, nhất là những buổi gió mùa đông bấc khi sương mù còn đọng lại trên lá thì có khác nào là tiên hạ phàm.

Còn những điều thú vị khác thì bạn hãy tự mình khám phá nhé! Ghi chú: Du khách quá mất lịch sự khi vẽ bậy lên những tảng đá làm cho nó trở nên xấu xí và kinh khủng, nhưng biết đâu đó chính là điểm thú vị.

NÚI SẬP
Thất Sơn huyền bí - phần 24 chương cuối

Thông tin
Địa điểm: Nguyễn Đình Chiểu - Núi Sập – Thoại Sơn – An Giang, phía sau hồ ông Thoại
Thời gian tham quan: 2,5 tiếng
Thời gian tốt nhất: buổi sáng, đặc biệt là ngày cuối tuần
Phương tiện: xe máy, cuốc bộ,...
Núi cao 85m, với chu vi 3.800m
Là núi lớn nhất trong quần thể gồm núi Sập, núi Nhỏ, núi Cậu và núi Bà
Có hai đường lên núi: một đường trèo núi từ hồ ông Thoại và một đường chạy xe gắn máy từ đền ông Thoại.

Thiên Linh

Comments