Dinh Độc Lập: Điểm Giao Nhau Của Quá Khứ Và Hiện Tại - Phần 3

INDEPENDENCE PALACE Saigon in Hearts - part 1 chap 3 Tiếp tục tham quan trong khuôn viên, khi đi gần phía cổng của Dinh, chúng ta sẽ thấy một dinh thự nhỏ có kiến trúc kiểu Pháp. Đây là tòa nhà còn sót lại không bị phá hủy từ năm 1868, có thể nói rằng do xây dựng xa Dinh Norodom nên công trình này vẫn được giữ lại và tồn tại đến ngày nay. Tòa nhà gồm hai tầng, với hai cổng chính hình mái vòm, khung cửa sổ được sơn màu xanh lam và tường màu vàng nhạt, tạo nên nét tương phản độc đáo cho ngôi nhà. Mái được lợp tôn giả ngói màu đỏ, càng làm cho tòa nhà trở nên sáng sủa. Đây cũng là nơi trưng bày triển lãm “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 - 1966”, nơi mà du khách có thể tìm hiểu về một Sài Gòn thời thuộc địa, dấu ấn của thực dân Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa, những nhân vật nổi danh của đất Sài Gòn, và hơn hết là quá trình hình thành, phát triển và lụi tàn của chế độ Ngô Đình Diệm, thông qua việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại như máy chiếu và màn hình cảm ứng... T...

Khám Phá Chùa Lầu Tịnh Biên

PHƯỚC LÂM PAGODA
The Mystery of Seven Mountain - part 5

Info
Place: Xuan Phu, Tinh Bien ward, Tinh Bien town, An Giang
Time: 2 hours
Best time: morning or afternoon
Transfer: motorbike, car,…
Opening time: 07h00 am – 18h00 pm

Phuoc Lam Pagoda, often referred to as "Small Japan," is situated in Tinh Bien ward, approximately 15 kilometers southwest of Chau Doc city and about 67 kilometers from Long Xuyen city. This pagoda is renowned for its picturesque views, fresh air, and, most notably, its architectural style, which closely resembles traditional Japanese pagodas. Visitors are drawn to its serene environment and the harmonious blend of Vietnamese and Japanese architectural elements, making it a captivating destination for both tourists and locals..

Cách trung tâm huyện Tịnh Biên chừng ba cây số về phía Bắc, ngôi chùa Phước Lâm hiện lên như một bức tranh đẹp vô ngần, tô điểm cho cánh đồng lúa Tịnh Biên một vẻ đẹp mà ai khi bước đến đều phải ngỡ ngàng. Ngôi chùa nằm lọt thỏm giữa ngoài cánh đồng lúa bát ngàn của xứ núi, nằm xen lẫn trong những cây thốt lốt xanh tốt của đồng bào người dân tộc Kh’mer, màu đỏ đặc trưng của ngôi chùa làm khách phương xa không khó để nhận ra, và đó cũng là nét chấm phá tuyệt vời của ngôi chùa này.

Dù ngôi chùa đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng với kiến trúc và cảnh quan xung quanh của nó đã hớp hồn không biết bao du khách, không biết bao người say mê một vẻ đẹp lạ lùng. Con đường vào chùa đã được bê tông hoá làm cho mọi người dễ dàng chinh phục, nhất là vào tiết trời cứ trở gió, cứ mưa bất chợt như tháng Bảy này. Cổng chùa được làm tạm bằng lá dừa nước, nhìn những bóng dừa đổ nghiêng nghiêng xuống xen lẫn trong giàn hoa giấy, tạo nên những bức hình đầy thú vị.

Công trình tượng Quan Âm là điểm nhấn đáng chú ý ở trong khuôn viên của chùa, bức tượng cao gần 5 mét, với gương mặt hiền hoà phúc hậu. Xung quanh bức tượng là những giàn hoa giấy đỏ, cam, vàng, tím theo gió nghiêng nghiêng xuống hồ sen vô cùng thích mắt. Trước tượng là một hồ sen, với những đoá hoa đang khoe sắc thắm tạo nên cái dư vị thật khó tả. Góc phải, phía đường lên bức tượng Quan Âm, là nơi check-in đầy thú vị, với những chiếc ghế đu được làm bằng bánh xe được sơn nhiều màu sắc rực rỡ; những chiếc đĩa DVD được trang trí thú vị; những hàng gạch được xếp hình thành những tháp Chàm cổ kính.

Không kém phần quá lời khi ví chùa Phước Lâm y như một vườn thượng uyển, một nơi mà hoa cỏ nhiều vô kể, từ những bụi mười giờ, cúc dại, những giàn hoa giấy đầy màu sắc, những cây phượng vỹ đung đưa những cánh hoa trong gió,… đến những khóm hoa, những cây kiểng mà không biết nó tên là gì mà lại đẹp đến thế. Giữa khuôn viên chùa là một vườn kiểng nhỏ, được tạo hình thành một chiếc lá bồ đề to lớn, với hoa khoe sắc thắm tạo nên sự thanh nhã cho ngôi chùa.

Ngôi chùa Lầu nằm tại trung tâm của khuôn viên, tựa lưng vào cánh đồng ngút ngàn của xứ Thất Sơn, hướng mặt về phương Nam nơi có những cây thốt lốt đang trổ hoa, nằm giữa một không gian rộng rãi, thoáng mát, ngôi chùa hiện lên thật tráng lệ và ấn tượng. Ngôi chùa được sơn màu đỏ khiến sự rực rỡ của nó càng thêm ấn tượng khi xung quanh là màu xanh của núi, của rừng, của những cây dừa, cây thốt lốt. Tiền điện có Tứ đại Kim cương đang đứng gác, được sơn son thiếp vàng, trông thật là oai vệ. Ngôi chùa có ba tầng, tầng dưới cùng là không gian tham quan, là nơi nghỉ chân của du khách, tầng thứ hai là nơi mà mọi người có thể phóng tầm mắt ra xa để ngắm cảnh quan hiếm có của nơi này và tầng thứ ba là nơi thờ cúng Phật pháp. Tại tầng ba, bên ngoài là tượng của đức Phật Di Lặc đang tươi cười chào đón du khách, phía tả và phía hữu đều có hai ngọn tháp lưu ly tạo khiến trúc và cảnh quan. 

Ngoài chính điện là tượng của hai vị Phổ Hiền chân nhân và Văn Thù bồ tát, bên trong chính điện, tại nơi trang nghiêm và linh thiêng nhất là bức tượng của vị khai sáng Phật giáo – Thích Ca Mầu Ni và hai vị đệ tử thân cận là A Na và Ca diếp, sau hậu điện còn có bức tượng của vị Bố Đại hoà thượng nhân từ. Trong chính điện có không gian thoáng mát và rộng rãi chính là nhờ hướng gió phương Nam thổi đến làm chính điện không nóng bức mà mát mẻ lạ thường. Những kiến trúc khá biệt đã làm cho ngôi chùa trở nên nổi tiếng. Thêm vào đó, sở dĩ gọi chùa Phước Lâm là chùa Lầu là do phong cách kiến trúc của nó, được xây dựng thành nhiều tầng trong rất độc đáo và khi chính điện ngự trên lầu cao hơn hai mét so với mặt đất. Thắp một nén nhang, sự linh thiêng và trang nghiêm càng thêm cao quý. 

Kế bên chùa Lầu về phía bên phải là nơi nghỉ ngơi của các vị tăng sư khi ngôi chùa hoàn thành. Ngoài ra, ở bên trái gần cổng đi vào là nơi tiếp những Phật tử phương xa đến chiêm bái và thưởng ngoạn, từ đây du khách cũng có thể thử đi trên một chiếc cầu cao cheo leo được bắc ngoằn nghèo trên cao theo những cây thốt lốt xung quanh ngôi chùa – một địa điểm check-in thật thú vị. 

Mong rằng khi hoàn thành, ngôi chùa Lầu sẽ thu hút ngày càng nhiều du khách tìm đến để có những phút giây lắng lòng, và thưởng thức một kiến trúc đáng nể. Mong rằng, sự phát triển của thời gian không làm xói mòn những tinh thần nhân văn của đạo pháp, hy vọng sẽ không diễn ra tình trạng bắt chẹt du khách như những điểm du ngoạn khác. Có như thế, chùa Lầu sẽ vang xa trên bản đồ tín ngưỡng của Việt Nam/

KHÁM PHÁ CHÙA LẦU
Thất Sơn huyền bí - phần 5

Thông tin
Địa điểm: khóm Xuân Phú, P. Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên, An Giang
Thời gian tham quan: 2 tiếng
Thời gian tốt nhất: buổi sáng hoặc chiều
Phương tiện: xe gắn máy, ô tô,…
Phí gửi xe: miễn phí gửi xe
Giờ tham quan: 7h00 sáng đến 18h00 chiều

Thiên Linh 
---
Thông tin liên hệ 
Email: sidoltrip@gmail.com 
Instagram, Twitter: @Agides4U 

Comments