Soài Chék và Ô Tức Sa: Không Gian Tĩnh Lặng Giữa Đại Ngàn

Khi những cơn gió mang hơi ẩm tạt vào mặt bạn của một ngày hè rực rỡ thì cũng là lúc báo hiệu cho những cơn mưa mùa hạ bắt đầu. Mưa đến mang cho con người một hơi thở mới mát lành, cũng mang lại cho cây cối một sức sống mới tươi tốt sau những đợt nắng khủng khiếp. Những hồ nước vốn tưởng đã trơ đáy lại bừng tỉnh đầy ắp nước, tạo nên sức quyến rũ lạ kỳ thu hút du khách đến tham quan. An Giang nhờ có những hồ nước trời mà càng trở nên duyên dáng và thanh thoát giữa không gian núi rừng hùng vỹ. Hôm nay, cùng Thiên Linh tiếp tục khám phá những hồ nước nổi tiếng tại xứ sở tâm linh này.  SOAI CHEK LAKE The Mystery of Seven Mountain – part 3 chap 2 Info Place: Nui To commune, Tri Ton district, An Giang Time: 30 minutes Opening time: 07:30 am - 06:00 pm every day Transport: motorbike, car, taxi, scooter,… There are many beautiful lakes in That Son, as you know, such as Ta Pa, Soai Chek, O Thum, Otuksa,… All of them are alike mirrors to reflect the miraculous naturally beauty, bring traveler to

Ngôi Chùa Lớn Nhất Trên Đảo Ngọc - Chùa Hộ Quốc

HO QUOC PAGODA
Phu Quoc Discovery - part 12

Info
Place: Suoi Lon, Duong To, Phu Quoc, Kien Giang
Time: 3 hours
Opening time: 07h00 am – 18h00 pm
Transfer: motorbike, taxi, car,…

Ho Quoc pagoda which locates on the slope of a mountain of Duong To commune, far away from Duong Dong about 25 kilometer to the south and far away from An Thoi about 15 kilometer to the north, is one of the most wonderful places of Phu Quoc island. It’s well known as a member of Truc Lam Yen Tu’s pagoda system as well as fresh-air, impressive natural landscapes, and the Ly and Tran dynasty’s architectural style

Chùa Hộ Quốc là ngôi chùa lớn nhất trên đảo Phú Quốc và là một trong những hệ thống thiền viện lớn nhất của dòng phái Trúc Lâm Yên Tử - dòng thiền duy nhất xuất phát từ nội tại Việt Nam. Chùa là địa điểm tham quan không thể nào bỏ qua khi du khách đến tham quan đảo Ngọc. Chùa cách thị trấn Dương Đông chừng 25 kilomet và cách thị trấn An Thới chừng 15 cây số. Từ đường chính tại tỉnh lộ 47, du khách phải men theo một con đường nhỏ đã được lát nhựa vòng quanh ôm cua theo vòng núi thì mới đến nơi, vừa đi du khách vừa có thể ngắm cảnh thiên nhiên tươi đẹp trước mắt.

Chùa có hướng dựa lưng vào núi, mặt hướng ra biển tạo nên phong cảnh thiên nhiên vô cùng hữu tình. Mặt trước hướng ra biển rộng lớn, phía sau được bao bọc bởi núi rừng. Đứng tại chùa có thể phóng tầm mắt ra biển rộng mênh mông. Chùa được xây dựng từ năm 2012 bởi đại tướng Trần Văn Trà đứng ra quyên góp và được công ty Him Lam phát tâm xây dựng, công trình vẫn đang tiếp tục xây dựng để trở thành một trong những địa điểm tâm linh hoành tráng nhất của Phú Quốc. Chùa chịu ảnh hưởng đậm nét bởi kiến trúc truyền thống đền chùa Bắc bộ và mỹ thuật trang trí thời Lý – Trần. 

Cổng chùa khá là đẹp bao gồm ba cổng Đại Giác, Bất Nhị và Giải Thoát tạo thành, trong đó Đại Giác là cổng chính. Bên ngoài ở khoảng giữa của ba cổng có hai bức tượng đá mạ đồng của hai vị hộ pháp thường thấy tại các cửa chùa là Khuyến Thiện và Trừng Ác, cao khoảng 2m5, sau lưng hai ông là hai bức tranh thiên nhiên ca ngợi vẻ đẹp đồng quê. Hai cây cột tại thành cửa Đại Giác có bốn hàng liễn ca ngợi vẻ đẹp của chùa và của Phú Quốc, trên cao là bảng đề tên chùa và mái che mái cong có trang trí họa tiết mây, và biểu tượng pháp lưng của Phật giáo. Bên trong cổng chùa cũng trang trí các họa tiết tre, nứa – đặc trưng của làng quê Việt Nam và tên gọi của các cổng chùa cũng nằm ở phía sau.

Sau khi đi qua cổng chùa, du khách sẽ thấy một bức tượng Phật làm bằng đá cẩm thạch xanh nguyên khối được điêu khắc tỉ mỉ, từng đường nét trên bức tượng được chăm chút mềm mại, tạo cảm giác thanh thoát cho bức tượng. Phía sau bức tượng là cây bồ đề xanh tươi suốt quanh năm nhằm tái hiện lại lúc đức Phật ngồi dưới cây bồ đề tham thiền lĩnh hội. Toàn thể bức tượng tạo nên vẻ đẹp ấn tượng và đặc trưng hiếm có cho chùa, với màu xanh của đá và của thiên nhiên xung quanh. Bên trái và bên phải bức tượng là khu bán quầy lưu niệm với những vật dụng như tranh, hạt cườm, ngọc trai,…

Tiếp đến là cầu thang dẫn lên chùa, ở đây có một bức tranh gọi là chiếu Rồng, có trang trí hai con rồng và các hình tượng như hoa sen, tre, mây,… rất đặc trưng của Việt Nam, ngoài ra trên chiếu còn có những trích dẫn là các bài thơ của đức Phật, bài kệ của thiền sư, và câu nói nổi tiếng của Hồ chủ tịch là “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Toàn thể chiếu Rồng được làm từ bê tông và được mạ vàng lên những họa tiết trang trí, màu xanh thiên thanh cho những khoảng trống xung quanh tạo nên hình ảnh những con rồng đang bay lên và những đóa sen sinh trưởng dưới nước. Bên cạnh chiếu Rồng là những lan can cầu thang được tạo hình những chú rồng, và những con rồng này chính là những con rồng thời Lý Trần, mềm mại uốn lượn từ trên cao xuống dưới. Hai bên chiếu Rồng là hai dãy cầu thang dẫn lên chùa, có 64 bậc thang ở mỗi dãy cầu thang. Ở mỗi bậc tam cấp còn trang trí những chậu trồng sen khá đẹp mắt.

Sau khi bước qua những bậc thang dài miên man và cao vút thì chúc mừng bạn đã đến sân chùa. Cảnh quan đầu tiên mà bạn trông thấy là một cây bồ đề được chiết từ giống bồ đề thành đạo bên Ấn nằm ngay tiền điện của chùa, tạo nên sự hài hoà so với những gam màu nóng xung quanh. Cũng từ đây, bạn có thể phóng tầm mắt ra xa, chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngỡ ngàng của tạo hoá, với sóng biển vỗ vào bờ trắng xoá, với làn nước biển trong xanh và với những dãy núi nằm ẩn mình giữa những đám mây trắng xoá. Bên phải và bên trái của cây bồ đề có hai cái đình. Đình bên phải trưng bày một cái chuông đồng và đình bên trái trưng bày một cái trống, đây là hai vật đặc trưng trong bất kỳ đền chùa nào của Việt Nam.

Chùa Hộ Quốc được thiết kế theo hình chữ Công với phần thanh ngang đầu tiên được nối liền với nét sổ tạo thành tiền điện, phần thanh ngang thứ hai là hậu điện được nối với tiền điện bởi một chậu bonsai rất là đẹp. Tiền điện thờ ba vị là Phật Tổ ngự tại vị trí linh thiêng nhất, nằm ở giữa và sát vào bên trong (ngay nét sổ), phía sau ông là hình ảnh cây bồ đề, bàn thờ Văn Thù bồ tát nằm ở bên phải và Phổ Hiền bồ tát nằm ở bên trái (trong nét ngang). Ngoài ra, bên trái của bàn thờ Văn Thù bồ tát có thờ Quan Âm. Trong điện thờ có 5 hàng cột chính, 18 tấm liễn nằm trên cột và 5 bức hoành phi. Các bức liễn, hoành phi và tượng Phật đều được sơn son thiếp vàng trông rất hoành tráng và linh thiêng. Ngoài ra, ở trước Phật tổ còn có một viên xá lợi và một tượng Phật ngọc nhỏ rất tinh xảo và đẹp mắt do ngài nguyên thủ tướng cung tiến. Xung quanh tiền điện còn có tượng của 18 vị La Hán đặc trưng của Phật giáo, được điêu khắc tỉ mỉ bằng đá granite nguyên khối. Hậu điện thờ tam vị thánh tổ của dòng phái Trúc Lâm bao gồm ở giữa thờ tổ sư Điều Ngự giác hoàng tức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Bàn thờ bên phải thờ tổ thứ hai là Huyền Quang đại sư và bàn thờ bên trái thờ tổ thứ ba là Pháp Loa thiền sư, tất cả đều được trang trí tỉ mỉ và công phong, những câu liễn, những bức hoành phi trông rất đẹp và tinh tế. Xung quanh chùa còn có tượng của Bát đại Kim Cang, làm từ betone cao hơn 3 mét, trông tư thế lúc nào cũng sẵn sàng đợi lệnh. Những chậu bonsai rất đẹp, những bức tranh chữ thư pháp được tạc vào đá ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước nằm rải rác xung quanh chùa khá thú vị.

Công trình tiếp theo hoàn thành vào năm 2018 và đã đưa vào sử dụng đó là quần thể tượng Quan Âm Nam Hải nằm ở bên trái của chùa tạo sự ấn tượng khi du khách vừa đến viếng thăm. Tượng được đặt trên một ngôi đền, ngôi đền được xây được trên một triền núi cao hơn cả ngôi chùa, muốn lên tham quan du khách phải leo cầu thang chừng hơn hai mươi mấy bậc. Trong đền thờ Quan Âm và các hoá thân của bà, trước cổng vào có một khối gỗ nguyên khối được tạc thành hình Di Lặc cưỡi rồng rất tỉ mỉ, tinh tế mà lại khá mềm mại. Tượng Quan Âm ngự trên toà sen tay cầm tịnh bình cao hơn năm mét, được sơn màu trắng, hướng ra mặt biển mênh mông rất công phu và hoành tráng. Ngoài ra, gần khu vực bãi xe còn có một nhà hàng phục vụ cơm chay cho du khách nào có nhu cầu.

Vào cuối năm 2020, hai công trình kiến trúc mới đã hoàn thành để góp thêm điểm nhấn, điểm tham quan khi du khách đến viếng thăm. Công trình đầu tiên là đền thờ Quốc mẫu Âu Cơ, đền nằm bên phải của chính điện, phía trước của đền Quan Âm trong một không gian yên ắng chỉ đọng lại tiếng chim kêu ríu rít. Đền có kiến trúc hình chữ Đinh, theo kiểu đền chùa truyền thống Bắc bộ, bên trong đền có ba gian, gian bên trái thờ Bách gia trăm trọ, gian bên phải thờ Mười tám đời vua Hùng còn gian giữa thờ Quốc mẫu Âu Cơ. Phía trước bàn thờ Âu Cơ có một chiếc trống đồng Đông Sơn nằm trong một tủ kiếng. Đền được trang trí bằng những tấm hoành phi lộng lẫy, những tấm liễn, câu đối được son thiếp vàng trông vô cùng tráng lệ nhưng không kém phần thanh tịnh.

Một công trình kiến trúc nữa là chùa Một Cột - được xây dựng trong một hồ nước nằm về bên trái của chính điện, cách bãi đỗ xe chừng vài trăm thước về hướng chùa. Lấy cảm hứng từ ngôi chùa Diên Hựu nổi tiếng ở Hà Nội, chùa Một Cột nằm trên một bệ xi măng được tạo tác hình một đoá sen đang nở với kiến trúc truyền thống dân tộc. So với chùa chính, thì ở bản chùa này có chiều cao tương đối khiêm tốn hơn rất nhiều, bậc thang không chia tam cấp mỗi cấp chín bậc mà chỉ là 18 bậc thang nối tiếp nhau. Bên trong chùa thờ Tam thế Phật với không khí uy nghiêm và trang trọng.

Toàn bộ gỗ trong chùa là những loại gỗ quý như lim, sến,… được chạm trổ tỉ mỉ và cầu kì, được phối hợp với kiến trúc hiện đại một cách khéo léo nhưng vẫn thể hiện đúng tinh thần của kiến trúc Lý Trần. Những hoạ tiết trang trí mang đậm nét tính dân tộc như hoa sen, tre, trúc,… những lễ vật thờ cúng cũng thuần nét truyền thống của người Việt. Điều đáng hoan nghênh ở ngôi chùa chính là không ảnh hưởng bởi chữ viết của Hán tự, khi toàn bộ chữ viết thể hiện trong chùa từ hoành phi, câu liễn, chữ thư pháp,… đều viết bằng chữ quốc ngữ, thể hiện niềm tự hào dân tộc một cách sâu sắc. Chùa vẫn đang tiếp tục xây dựng những công trình tôn giáo để trở thành một trong những trung tâm tâm linh chắn chắn rằng mỗi lần bạn đến sẽ cảm thấy khác biệt rõ ràng và cũng không kém phần thú vị. Nếu có dịp đi du lịch Phú Quốc, đừng quên ghé lại đây để cảm nhận cái đẹp mà ít nơi nào có được nhé/ Tham khảo: wikipedia,...

Link hình ảnh: https://bit.ly/chuahoquocpq

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM - CHÙA HỘ QUỐC 
Khám phá Đảo Ngọc - phần 12

Thông tin
Địa điểm: ấp Suối Lớn – Dương Tơ – Phú Quốc – Kiên Giang
Thời gian tham quan: 3 tiếng
Thời gian tốt nhất: buổi sáng hoặc chiều từ 07h00 – 18h00 hàng ngày
Phương tiện: xe máy, taxi, ôtô,…
Khởi công: 14/10/2011
Mở cửa tham quan: 14/12/2012
Tổng diện tích khu tâm linh: 110 ha, trong đó diện tích chùa là 12 hecta.

Thiên Linh
--- 
Thông tin liên hệ 
Address: Phu Quoc - Kien Giang
Email: sidolgroups@gmail.com
Facebook, Instagram, Twitter: @Agides4U
Website: https://agides.blogspot.com

Comments