Soài Chék và Ô Tức Sa: Không Gian Tĩnh Lặng Giữa Đại Ngàn

Khi những cơn gió mang hơi ẩm tạt vào mặt bạn của một ngày hè rực rỡ thì cũng là lúc báo hiệu cho những cơn mưa mùa hạ bắt đầu. Mưa đến mang cho con người một hơi thở mới mát lành, cũng mang lại cho cây cối một sức sống mới tươi tốt sau những đợt nắng khủng khiếp. Những hồ nước vốn tưởng đã trơ đáy lại bừng tỉnh đầy ắp nước, tạo nên sức quyến rũ lạ kỳ thu hút du khách đến tham quan. An Giang nhờ có những hồ nước trời mà càng trở nên duyên dáng và thanh thoát giữa không gian núi rừng hùng vỹ. Hôm nay, cùng Thiên Linh tiếp tục khám phá những hồ nước nổi tiếng tại xứ sở tâm linh này.  SOAI CHEK LAKE The Mystery of Seven Mountain – part 3 chap 2 Info Place: Nui To commune, Tri Ton district, An Giang Time: 30 minutes Opening time: 07:30 am - 06:00 pm every day Transport: motorbike, car, taxi, scooter,… There are many beautiful lakes in That Son, as you know, such as Ta Pa, Soai Chek, O Thum, Otuksa,… All of them are alike mirrors to reflect the miraculous naturally beauty, bring traveler to

Nhà Tù Phú Quốc: Chứng Nhân Lịch Sử Giữa Biển Khơi

COCONUT PRISON HISTORIAL SITES
Phu Quoc Discovery - part 13

Info
Place: Nguyen Van Cu str, An Thoi township, Phu Quoc, Kien Giang
Time: 3 hours
Opening time: 07:00 am – 10:00 am and 01:00 pm – 05:00 pm everyday
Transfer: motorbike, scooter, car, taxi,…

Coconut prison which locates at the south of Phu Quoc island, far away from An Thoi township about 3 kilometer and far away from Duong Dong about 25 kilometer, close to JW Mariott hotel, is one of the most interesting destination of Phu Quoc island. It built to recinstitute a quod which is called “the most horrible brutal prison among the Vietnamese wartime prisons”, and to educate the patriot spirit and oppose war for nonsense

Mỗi cuộc chiến tranh qua đi đều để lại những thương đau, mất mát và để giáo dục tư tưởng về lòng yêu nước của dân tộc, những di tích xưa đã dựng phục hồi và tôn tạo. Có những di tích may mắn được giữ gìn không bị ảnh hưởng bởi thời gian, nhưng có những di tích đã ẩn mình dưới lớp bụi thời gian không gì giữ lại được như các nhà tù chính trị ngày xưa. Dù vậy, với những tâm huyết về giáo dục tinh thần yêu nước và nhất là tái hiện lại những phút giây trong lịch sử, người ta đã cố gắng tái hiện lại cho giống với những gì đã từng xảy ra, và đó là những gì đã xảy ra tại một trong những nhà tù khủng khiếp nhất của Việt Nam – Nhà tù Phú Quốc. Nhà tù Phú Quốc ngày nay chỉ là mô hình được tái tạo lại cho giống với lịch sử chứ không phải là nhà tù cũ ngày xưa vì nhà lao Cây Dừa (tên gọi cũ) đã bị phá nát hoàn toàn vào sau ngày Giải phóng. Khi bạn viếng thăm nhà tù thì hãy chuẩn bị cho bản thân một tâm thế thoải mái nhất và luôn nghĩ trong đầu trải nghiệm ở đây là tìm hiểu các hình phạt tù thú vị từng có thì chuyến tham quan của bạn sẽ rất trọn vẹn và tuyệt vời. Còn nếu như bạn muốn hưởng cái không khí chân thật, chạm vào kỷ vật và đặc biệt là thử thách tinh thần thì thôi đi làm gì cho mệt nhỉ. 

Nhà tù Phú Quốc hay còn có tên gọi là Nhà lao Cây Dừa, Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc, Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, thuộc thị trấn An Thới, cách trung tâm thị trấn khoảng 5 cây số và cách bãi Sao chừng hai cây số. Nhà tù nằm trên đường tỉnh lộ của đảo nên rất thuận tiện cho việc tham quan. Điều mà không thú vị duy nhất có lẽ là bãi giữ xe, không có một hướng dẫn hay một sự phân chia nào hết nên du khách cảm thấy không an tâm về phương tiện của mình. Sự may mắn là trên đảo ít xảy ra trộm cướp xe chứ nếu không thì thật sự không an tâm lắm. Bãi xe khá là rộng ước chừng đậu được cả ngàn chiếc xe máy nên cứ đậu tự do. 

Mà nhà tù này khá đặc biệt ở chỗ là không có ai đi vào bằng cổng chính mà phải đi vào bằng cổng phụ bên trái của nhà tù, vì cổng chính nằm trên lề vỉa hè nhưng cái chính là nó chưa bao giờ mở ra. Khu trưng bày khá nhỏ nhắn xinh xắn nằm gói gọn trong diện tích tầm 50 mét vuông. Trong khu trưng bày có trưng bày một số những kỷ vật của tù binh, những hình ảnh về các tù binh bị giam và các hình tù nhân bị tra tấn, những hình cụ để tra tấn tù nhân như vỉ sắt hay lồng giam,… số lượng của các hiện vật tương đối ít do bị thất lạc và bị chôn vùi nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ để cảm nhận được sự tàn bạo của kẻ thù. Phía trong còn có một khu chiếu phim giới thiệu tổng quan về nhà lao cây Dừa, ở cuối dãy là bản đồ trực quan về nhà tù và khu vực An Thới. Khuôn viên của nhà tù rất rộng rãi và rất thoải mái, có trồng rất nhiều loại hoa để tô điểm cho nhà tù bớt sự đơn điệu và nhàm chán. Bạn đi tham quan nơi này cũng là cách để giảm cân tốt nhất vì nó rất rộng và rất dài, mình có thể ước tính đường đi tham quan đến hơn ba cây số nếu đi hết tất cả mọi nơi trong khu tham quan. 

Khu nhà tù được tái hiện khá chi tiết, nhất là hệ thống hàng rào và ụ quan sát xung quanh khu giam giữ. Đây cũng có thể nói là một bài học khá thú vị về cách người ta xây hàng rào giam giữ tù nhân, nó cực kỳ gai góc và rất khó để tẩu thoát. Hàng rào bao gồm 9 lớp bảo vệ bao gồm rào kẽm lam hình dao cuộn tròn, lưới kẽm gai có đỉnh nghiêng ra ngoài lần 1, rào kẽm lam hình dao cuộn tròn lần 2, lưới kẽm gai có đỉnh nghiêng ra ngoài lần 2 cao hơn lần 1, rào kẽm lam hình dao cuộn tròn lần 3, khoảng trống rộng 0,5 mét dùng để dắt chó đi tuần, rào kẽm lam hình dao cuộn tròn lần 4, lưới kẽm gai có đỉnh nghiêng vào trong lần 1, rào kẽm lam hình dao cuộn tròn lần 5, lưới kẽm gai có đỉnh nghiêng vào trong thấp hơn cái lần 1, và rào kẽm lam hình dao cuộn tròn lần 6. Ngoài ra xung quanh bốn góc hàng rào còn có tháp quan sát tù binh. Hàng rào cực kỳ kiên cố và ấn tượng để đảm bảo không ai trốn được. Trong khu tù binh, có 16 khu nhà, trong đó có 14 khu nhà giam, còn hai khu là nhà bếp và phòng ăn. Trong 14 khu nhà giam, có kiến trúc tương tự nhau là ngôi nhà mái tôn màu xanh, nằm trên một sàn bằng bê tông, phía dưới thoáng để không khí luồn vào, cách mặt đất 20 cm có lót sàn gỗ hai bên, mỗi bên có chiều rộng khoảng 1 mét. Bên sàn gỗ là những bức tượng thạch cao tái hiện lại những cảnh tra tấn dã man nhằm khai thác thông tin của kẻ thù đối với những chiến sĩ cộng sản, khoảng cách tham quan dành cho du khách là 1 mét. Tổng diện tích của mỗi nhà giam là tầm 12 – 15 m2. Hai khu nhà bếp và phòng ăn nằm ở góc trái, phía trên cùng gần cửa ra vào, có các vật dụng của nhà bếp và các công việc thường ngày của những tù nhân bị bắt để lao động. Hai khu vực này nằm theo hướng Bắc Nam khác biệt hoàn toàn so với các khu nhà giam theo hướng Đông Tây. Đó là toàn cảnh ngắn gọn về khu nhà tù, tuy nhiên điểm thú vị nhất đó chính là những hình thức tra tấn dã man cực kỳ thú vị đã diễn ra tại đây, khiến cho nhà tù này trở nên nổi tiếng với tên gọi “nhà tù dã man và tàn bạo nhất trong tất cả các nhà tù thời chiến ở Việt Nam”.

Trong thời gian giam giữ từ tháng 06/1967 đến tháng 03/1973, nhà tù đã tiếp nhận và giam giữ hơn 32.000 tù binh, và có thể lên đến 40.000 tù nhân nếu tính cả quá trình thành lập. Nhưng chỉ trong vòng không đầy sáu năm thôi, đã có hơn 4.000 người chết, và hàng chục ngàn người thương tích đầy mình và tàn phế suốt đời vì những hình phạt không thể nào thú vị hơn. Đóng kim là hình phạt dùng những cây kim đã gỉ sét, đóng nhẹ nhàng vào 10 đầu ngón tay. Chuồng cọp kẽm gai là loại phòng giam làm toàn bằng kẽm gai được đan chằng chịt xung quanh và trên nóc. Phòng nằm ở ngoài trời, diện tích rất nhỏ nhưng chứa từ 3 – 5 người. Kích thước của phòng giam cực kỳ đa dạng và phong phú có loại cho tù nhân nằm trên đất cát, có loại buộc tù nhân phải nằm trên dây kẽm gai, có loại chỉ nằm hoặc đứng; có loại chỉ ngồi lom khom; loại phải đứng lom khom, không đứng thẳng được mà ngồi xuống thì sẽ phải ngồi trên dây kẽm gai. Tù nhân phải cởi áo, quần dài, chỉ được mặc quần cụt để phơi nắng, phơi sương, dầm mưa suốt ngày đêm. Ăn cơm nhạt là hình phạt mà tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn. Lộn vỉ sắt là hình phạt dùng các tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn và đầy mấu để mắc vào nhau và lật ngửa làm "đường băng sân bay" rồi bắt tù binh cởi áo, cởi quần ngoài, chỉ còn chiếc quần đùi. người tù bị bắt cắm đầu xuống vỉ sắt lộn ra sau, sau vài lần là lưng người tù tóe máu, đầu bị bứt tóc, tróc da tơi tả. Gõ thùng là hình phạt lấy thùng phuy úp lên tù nhân đang ngồi xổm, rồi gõ vào thùng. Tù nhân sẽ bị đau đầu, sẽ bị điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép không khí. Cũng bằng cách gõ vào thùng phuy đổ đầy nước, bên trong thùng là tù nhân. Kiểu tra tấn này có thể khiến tù nhân bị hộc máu vì sức ép của nước. Đục răng và Bẻ răng là những hình phạt kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búa đóng làm răng gãy văng ra.

Roi cá đuối là hình phạt mà giám thị dùng những chiếc roi cá đuối dài, đem phơi để đánh tù. Trước khi bị đánh, tù nhân phải cởi áo để bị đánh vào da thịt trần. Roi cá đuối thường quấn lấy thân nạn nhân, rồi giật ra, làm da thịt bị đứt theo. Giám thị sau đó có thể lấy muối ớt xát vào da thịt nạn nhân. Đầu năm 1970, phái đoàn Hồng Thập Tự Quốc tế khi đến thị sát nhà tù Phú Quốc đã bắt gặp một chiếc roi cá đuối dính máu khô. Đóng đinh là hình phạt dùng những chiếc đinh 3 phân được dùng để đóng vào các ngón tay của tù binh trong quá trình tra tấn. Mỗi lần bị đóng đinh, xương ngón tay của người tù bị vỡ nát. Ngoài ra còn có loại đinh 7, 8 phân hoặc cả tấc để đóng vào thân người tù ở các vùng: cổ chân, khớp vai, mắt cá, ống quyển, đầu. Có người bị đóng đinh đến chết, sau này khi bốc mộ vẫn còn đinh găm trong hài cốt. Luộc bao bố là hình phạt lấy bao bố trùm lên người tù rồi ném vào chảo nước sôi. Ba người tù ở phân khu C6 đã bị luộc chết. Bóng đèn là hình phạt dùng bóng đèn công suất lớn để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ con ngươi. Lửa là hình phạt dùng lửa đốt miệng, bộ phận sinh dục,… Những hình phạt này là cực kỳ dã man và tàn bạo mà đến cả những nhà tù nổi tiếng như nhà tù Côn Đảo, nhà tù Lao Bảo hay cả Khám Lớn Sài Gòn đều chưa từng được nhắc đến. Trong đó những hình phạt như Chuồng cọp kẽm gai, Lộn vỉ sắt, Gõ thùng,... là những hình phạt đặc trưng mà chẳng nơi nào có.

Tại khu nhà giam số 17 có một điều rất đặc biệt vì ở đây có một đường hầm để trốn trại do tù nhân dùng muỗng để đào. Như đã biết, hàng rào bảo vệ gồm có 9 lớp, bên cạnh đó còn có ụ quan sát và chó tuần xung quanh rất khó để trốn trại nên việc đào đường hầm để trốn là việc khả thi nhất tại đây. Đường hầm dài khoảng 5 mét hướng ra biển, đường kính của đường hầm chỉ vừa cho một người chui theo kiểu nằm trườn và chống tay để di chuyển. Tôi thiết nghĩ là làm sao để đi ngược lại nếu lỡ có báo động, nghĩ đến đây đã thấy khâm phục những tù binh vì đường hầm rất chật, không nhúc nhích gì được, hơn nữa đến việc chỉ thở thôi cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, cũng có hàng trăm tù nhân đã trốn thoát thành công theo lối này mà chỉ rất ít tù nhân bị bắt lại thành công. Ngày nay, họ đã làm lại con đường hầm sáng sủa và thoáng mát rất thuận tiện cho việc tham quan. Dưới đường hầm khá mát mẻ nên nó là điểm tham quan mà ai cũng thích đi qua, nhất là vào buổi trưa nóng nực của xứ nhiệt đới. Sau khi đi ra khỏi đường hầm cũng là kết thúc chuyến tham quan. Khu bán hàng lưu niệm nằm sau đường hầm, những viên ngọc trai đẹp mắt được trưng bày, những chai nước mắm chính hiệu Phú Quốc mời gọi, những viên tiêu đen óng ánh thu hút mọi ánh nhìn. 

Như đã nói ở trên, do chiến tranh ngày càng ác liệt và thời gian như thoi đưa nên toàn bộ khu nhà giam gốc đều đã không còn nữa. Sau năm 1995, nhà nước mới quyết định phục dựng lại toàn bộ công trình trên nền khu nhà giam cũ, sự u ám và ghê gợn của công trình của giảm bớt đi đáng kể nên nếu bạn đi tham quan để thấy cái sâu sắc hơn và nhiều hơn thì nhà tù không thể nào có được. Tuy nhiên, để chiêm ngưỡng những hình phạt thú vị thì cũng không đến nỗi nào, những hình thạch cao cũng giúp đỡ phần nào cho sự hình dung về thời kỳ kinh hoàng những năm ấy.

Dù vậy, do đã trải qua thời gian quá lâu nên hiện tại công trình đã xuống cấp rất nhiều, những bức tượng thạch cao đã bị tàn phai, một số cái đã bị hư hỏng nặng, một số khi nhà giam chẳng có gì để xem nên thật sự rất đáng tiếc. Trong khi nhà bếp, phòng ăn cũng đã xuống cấp chẳng còn gì để níu chân du khách, khu trưng bày thì nhỏ xíu, tư liệu hiện vật cũng rất ít ỏi nên cũng không giữ được du khách ở lại lâu được. Mong là sau này, nhà tù Phú Quốc sẽ được trùng tu, xây dựng lại cho hoành tráng hơn để trở thành điểm tham quan tuyệt vời mà nhắc đến ai cũng phải biết và xứng danh xưng là nhà tù kinh hoàng nhất trong các nhà tù./Tham khảo: wikipedia, phuquoc.kiengiang.gov.vn,...

Link hình ảnh: https://bit.ly/nhatupq

NHÀ TÙ PHÚ QUỐC
Khám phá Đảo Ngọc - phần 13

Thông tin
Địa điểm: Nguyễn Văn Cừ - thị trấn An Thới – Phú Quốc – Kiên Giang
Thời gian tham quan: 3 tiếng
Thời gian mở cửa: 07h00 – 11h00 và 13h00 – 17h00 hàng ngày
Phương tiện: xe máy, taxi, ôtô
Tổng diện tích: từ 10 ha – 20 ha, phục dựng sau năm 1995
Được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia vào 10/12/1995
Được công nhận là Di tích Quốc gia Đặc biệt theo QĐ số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014

Thiên Linh 
--- 
Thông tin liên hệ 
Address: Phu Quoc - Kien Giang
Email: sidolgroups@gmail.com
Facebook, Instagram, Twitter: @Agides4U
Website: https://agides.blogspot.com

Comments