DO CONG TUONG TEMPLE
Excursion to Lotusland - part 1
Info
Place: No. 64, Lê Lợi str, ward 2, Cao Lãnh city, Dong Thap
Time: 1 hour
Best time: morning or afternoon, especially in June lunar-month
Transfer: motorbike, car, taxi,…
Parking fee: free
Do Cong Tuong temple which located in Cao Lanh city, far away from Long Xuyen city about 30 kilomet to the West and about 89 kilomet from the Can Tho city, is one of the famous popular relics of Dong Thap. When tourist visit here, they will learn about the beginning of name “Cao Lanh” and the reasons why local people to build this temple to commemorate Mr and Mrs. Do Cong Tuong
Đồng Tháp không chỉ có những đầm sen trải dài bao la, những cánh rừng tràm xanh ngút ngàn, mà còn có cả những địa danh đã ghi vào lịch sử như một phần văn hoá của địa phương. Hôm nay, Thiên Linh xin giới thiệu với mọi người một đền thờ, nơi mà những người dân xứ này tưởng nhớ đến vị ân nhân đã giúp đỡ họ trong những năm tháng khó khăn – mời mọi người cùng đi tham quan đền thờ Đỗ Công Tường. Đền thờ Đỗ Công Tường hay người dân ở đây thường gọi là đền thờ ông bà chủ chợ Cao Lãnh toạ lạc tại phường 2 – thành phố Cao Lãnh, ngay tại trung tâm chợ Cao Lãnh, trước mặt đền thờ là chợ đêm – phố ẩm thực Cao Lãnh.
Ông bà quê từ miền Trung, vào lập nghiệp ở làng Mỹ Trà vào khoảng năm 1817. Sau vài năm chăm chỉ khai hoang và ươm trồng, gia đình ông dần sung túc bởi những cây quýt bắt đầu sai trái. Vườn quýt của ông rộng rãi, lại thuận lợi đôi đường nên dần dần người đến càng nhiều, và chợ vườn Quýt cũng ra đời từ đấy (ngày nay là chợ Cao Lãnh). Cũng trong thời gian này, ông thường hay giúp đỡ người nghèo, tính tình cương trực, dứt khoát nên dân làng cảm phục, cử làm chức vụ Câu đương để lo việc phân xử những kiện cáo nhỏ của địa phương. Năm 1820, nạn dịch tả bỗng hoành hành dữ dội tại địa phương, người dân chết rất nhiều, đâu đâu cũng vắng vẻ, ảm đạm. Động lòng trắc ẩn, một mặt ông bà nhờ tìm thuốc hay thầy giỏi, một mặt ăn chay lập bàn cầu xin được chết cho dân chúng. Chỉ vài ngày sau thì hai ông bà lần lượt qua đời, căn bệnh cũng từ từ biến mất. Cuộc sống người dân lần lần trở về như cũ. (Ngày xưa, những căn bệnh tả, lị,… là những căn bệnh cực kỳ khó trị mà ngày nay mỗi trẻ em phải tiêm vắc xin dự phòng. Người xưa tin rằng những căn bệnh này thường do trời phạt, thánh thần quở trách nên không chỉ lập đàn cầu mưa mà có khi còn phải tế sống để thần linh nguôi giận).
Thương ông bà không con, không ai thờ cúng và cũng tưởng nhớ công ơn người đã khuất, người dân đã tự nguyện đóng góp xây dựng nên một đền thờ kề bên mộ ông bà. Trải qua nhiều lần tôn tạo, trùng tu, đặc biệt là đợt trùng tu lớn hai năm 2012 – 2014, ngôi đền đơn sơ xưa kia nay đã trở thành một công trình cổ kính, trang nghiêm, đẹp đẽ. Ngôi đền gồm bốn công trình gần sát nhau trên một diện tích khoảng ba ngàn mét vuông, bao gồm đền thờ chính (được dựng theo lối chữ tam cổ điển, gian ngoài thấp, gian giữa trung, gian trong nơi đặt tượng thờ là cao nhất, được trang trí tinh xảo và đẹp mắt), nhà khách (nằm bên trái của đền thờ, nơi làm việc của ban trị sự và ban quý tế, đồng thời cũng là nơi tiếp những đoàn khách đến tham quan), nhà mồ (nằm phía sau, cách đền chính chừng 200 mét, là nơi yên nghỉ của ông bà, ngôi mộ thoáng đãng, có tấm bia ghi lại công đức của ông bà), và nhà ăn (hiện tại đang trong quá trình hoàn thành, nằm phía sau đền thờ và nằm giữa đền thờ với nhà mộ, là nơi phục vụ thức ăn cho bà con và du khách trong những ngày giỗ tổ và những sự kiện trọng đại). Tất cả các công trình được sơn màu vàng nổi bật, xen lẫn là màu đỏ và màu trắng tạo nên sự trang nghiêm, thanh nhã cho toàn bộ ngôi đền.
Tương truyền, người dân đến đây để cầu xin ông bà những đều tốt lành đều được ứng nghiệm nên người ta dần dà không gọi tên thật nữa mà gọi là Ông bà chủ chợ Cao Lãnh hay đơn giản là Ông bà chủ chợ. Lễ giỗ thường niên của ông bà từ năm 2009 đã trở thành lễ hội văn hoá lịch sử cấp thành phố với nhiều hoạt động vui chơi giải trí bổ ích như: ca nhạc, đờn ca tài tử, múa lân, thi đấu thể thao,… Đây là một lễ hội mang tính nhân văn thể hiện lòng tôn kính, ghi nhớ công đức của ông bà. Không chỉ là xây dựng đền để tưởng nhớ, mà người dân còn lấy tên tục Lãnh và chức Câu đương để thay tên cho chợ Vườn Quýt thành chợ Câu Lãnh, mà ngày nay tên Câu Lãnh/Cao Lãnh đã trở thành địa danh cho không chỉ cái chợ Cao Lãnh mà còn là của cả khu vực thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh./ Tham khảo: Wikipedia và BQL Đền thờ
THĂM THÚ ĐỀN THỜ ÔNG BÀ CHỦ CHỢ
Du ngoạn đất Sen hồng - phần 1
Thông tin
Địa điểm: Số 64 - Lê Lợi - P.2 – tph. Cao Lãnh – Đồng Tháp
Thời gian tham quan: 1 tiếng
Thời gian tốt nhất: cả ngày, nhưng vui nhất là đầu tháng 6 âm lịch
Phương tiện: xe máy, ôtô, taxi,…
Thành lập: 1820; ngày giỗ hàng năm: 8, 9, 10 tháng 6 âm lịch
Được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp tỉnh theo QĐ số 539/QĐ-UBND-HC ngày 20/04/2001 bởi UBND tỉnh Đồng Tháp
Được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia theo QĐ số 2395/QĐ-BVHTTDL ngày 08/07/2019 bởi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Thiên Linh
---
Thông tin liên hệ
Email: sidoltrip@gmail.com
Facebook, Instagram, Twitter: @Agides4U
Website: https://www.sidoltrip.com
Comments
Post a Comment