Đến Nam Phương Linh Từ

SOUTHERN’S CULTURE TOURIST ATTRACTION Excursion to Lotusland - part 8 Info Place: Long Hung A commune, Lap Vo, Dong Thap Time: 4 hours Opening time: 08:00 am – 05:00 pm everyday Transfer: motorbike, car,… Entrance fee: 20.000đ Parking fee: 5.000đ Southern’s Culture tourist attraction which locates at Long Hung A commune, far away from Cao Lãnh city about 12 km, and far away from Long Xuyen city about 35 kilomet, is one of the popular places when visiting Lotusland. It’s built to commemorate forebears who reclaim and maintain the new land - the Vietnam Southern. Southern’s Culture tourist attraction is attractive with tourist by fresh-air, imposing works with meticulous subtle architectures Khu du lịch Văn hoá phương Nam là quần thể công trình văn hoá tâm linh nhằm tưởng nhớ, phụng thờ các vị tiền nhân đã có công khai mở, gìn giữ và làm rạng danh vùng đất phương Nam và thờ cúng tổ tiên dòng họ Đặng. Đồng thời, cũng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nền văn ho

Về Thăm Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc

NGUYEN SINH SAC HISTORICAL RELIC
Excursion to Lotusland - part 2

Info
Place: No 123/1 – Pham Huu Lau str – ward 4 – Cao Lanh city 
Time: 3 hours, except Monday
Opening time: 07h30 - 17h30 every day
Best time:  morning or afternoon
Transfer: motorbike, taxi,… 
Entrance fee: 20.000đ
Parking fee: 5.000đ

Nguyen Sinh Sac historical site which locate at Cao Lanh city, nearby the Dong Thap university about 2 km, far away from Can Tho about 40 kilometer is one of the famous popular relics of Dong Thap. 

Ở tại thành phố Cao Lãnh, có hai di tích cực kỳ quan trọng gắn liền với đời sống văn hoá dân cư của người dân ở đây, chính là đền thờ ông bà Đỗ Công Tường và lăng cụ Nguyễn Sinh Sắc. Nếu ông bà Đỗ Công Tường thường gắn liền với những tiền nhân khai hoang lập chợ, cứu dân và khai sinh ra vùng đất Cao Lãnh thì cụ Nguyễn Sinh Sắc lại thể hiện tâm tư luôn muốn cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đang lâm nguy, giúp đỡ những người nghèo khốn khó, và sống có ích với quê hương. Hôm trước, mọi người đã viếng thăm đền thờ Đỗ Công Tường, vậy thì hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đến viếng thăm khu di tích lăng mộ Nguyễn Sinh Sắc.

Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc toạ lạc tại phường 4, cách đền thờ ông bà Đỗ Công Tường chừng một cây số qua sông Cao Lãnh, đây là nơi yên nghỉ của thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh – cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Cuộc đời của cụ Nguyễn Sinh Sắc tuy long đong, khó khăn, vất vả vì nghèo khó nhưng vẫn thể hiện một tấm gương trong sạch, thanh khiết, có ngộ tính với cách mạng. Cụ thường chống đối với bọn quan trên và thực dân Pháp nên năm 1910, ông bị triều định xét xử về các tội để tù chính trị vượt ngục, hà khắc với bọn hào lý, bên vực đám dân đen và không thu đủ thuế do những người địa chủ ở Bình Khê căm ghét. Sau khi bị cách chức, chán cảnh quan tham bóc lột dân, cụ vào Nam bộ làm các nghề: dạy học cho nhà báo Diệp Văn Kỳ - nhà báo sau này có sức ảnh hưởng rất lớn ở Nam bộ; giám thị đồn điền ở Lộc Ninh, giúp nhiều chùa Nam bô dịch và chú giải kinh tạng, có nhiều quan hệ sâu sắc với hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Gần cuối đời, cụ hành nghề thầy thuốc chữa bệnh cho dân nghèo, sống cuộc đời thanh bạch tại làng Hoà An cho đến cuối đời. Cảm phục trước tấm lòng yêu nước, thương dân của ông, người dân đã góp tiền để an táng ông ở miếu Trời Sanh cho đến ngày thống nhất.  

Khu di tích được khánh thành vào năm 1977, và sau nhiều lần tôn tạo trùng tu khu du tích đã trở thành một quần thể rộng 10 hecta, mô tả về cuộc đời và sự nghiệp của cụ và về làng Hoà An xưa kia trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ thanh niên của đất Sen hồng. Công trình bao gồm các hạng mục chính: Vòm mộ và hồ sao, nhà trưng bày, đền thờ, nhà sàn bác Hồ và làng Hoà An xưa.

Mộ được ốp bằng đá hoa cương, núm mộ hình chữ nhật màu xám tro, yên vị trên nền mộ bằng đá mài trắng, hình lục giác không đều mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Vòm mộ hướng về phía đông, là một cánh hoa sen cách điệu, có dáng hình bàn tay xoè úp xuống, trên là hình chín công rồng cách tân tân đậm nét vươn ra thành chín đầu hồi, tượng trưng cho vùng đất đồng bằng sông Cửu Long chở che, ôm ấp phần bộ. Trước mộ xa xa có một đỉnh trầm hình hoa sen búp là bằng đá cẩm thạch của vùng núi Ngũ Hành Sơn. Có một cây khế gần 300 tuổi nằm bên trái mộ và một cây sộp hơn 300 tuổi nằm bên phải mộ. Phía trước mộ cách 25 mét, là một hồ nước hình ngôi sao năm cánh, có đường kính dài nhất là 30 mét tượng trưng cho hình ảnh Việt Nam, ở  giữa là một đài sen trắng vươn cao 6,5 mét, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch của cụ và cũng là biểu tượng của quê hương làng Sen Kim Liên và Cao Lãnh luôn vươn cao giữa lòng tổ quốc. Kết cấu hài hoà, ấn tượng, màu sắc thanh nhã khiến cho nơi yên nghỉ của cụ càng linh thiêng và trang nghiêm

Nhà trưng bày có diện tích 960 m2, với mái lợp ngói, cột đổ bê tông, tường gạch, nền lát gạch granit, có một cửa chính và bốn cửa phụ. Ở vị trí trang trọng nhất của nhà trưng bày là bức tượng đồng trong tư thế ngồi trên ghế, tay cầm sách, mặt hướng ra sân, sau lưng tượng là hệ thống mỹ thuật ba lớp cách điệu hình hoa sen màu hồng. Chia đều bên hai bên cánh sen là bảng trích giới thiệu tiểu sử và sự nghiệp của cụ, hai bức tranh lớn “Sông Lam núi Hồng” và “Phong cảnh Đồng Tháp” đặt trang trọng trên tường thể hiện quê hương chôn nhau cắt rốn và quê hương mang nặng nghĩa tình. Nhà trưng bày 4 chủ đề: quê hương gia đình, những năm tháng khổ luyện thành tài, chốn quan trường từ quan vào Nam hoạt động, tình cảm của cụ với Hoà An và Hoà An với cụ. Những tư liệu phong phú về chất liệu đa dạng về màu sắc, từ tranh ảnh, hiện vật đến tạo dựng nhân vật nhìn chân thật khiến người xem có được những phút giây trải nghiệm thú vị, học hỏi được những bài học đắt giá.

Đền thờ là nơi tổ chức các nghi lễ thờ phụng cụ, nằm bên trái vòm mộ, gần khu làng Hoà An xưa. Đền thờ được hình thành trên cơ sở cải tạo nhà bát giác. Phần mái được lợp bằng ngói âm dương màu đỏ, các gờ nóc và mái có độ cong, toàn bộ nền nhà được lót bằng đá hoa cương màu sậm. Tại gian chính là bốn cột trụ tròn thể hiện thế tứ linh trong trời đất, mặt trước của hai trụ ngoài là đôi liễn về cụ Sắc, hai trụ trong gắn bao lam bằng gỗ chạm hoa văn mai, sen, cúc, trúc,… thể hiện bốn mùa tươi tốt. Ngay vị trí trang nghiêm nhất là bức tượng cụ Phó bảng, chiếc bàn gỗ đươc chạm khắc tinh xảo, và một chiếc bàn phía trong đặt các dụng cụ thờ cúng như chân đèn, đỉnh trầm,… Hai bên là hai tấm bình phong ca ngợi vẻ đẹp của quê hương Đồng Tháp. Ngoài ra còn có những tư liệu hình ảnh và hiện vật của Đảng, Nhà nước cùng nhân dân khắp nơi tặng khu di tích. Toàn bộ gian thờ toát lên vẻ hài hoà, đồng nhất tạo nên không gian ấm cúng và linh thiêng

Đối diện với khu vực mộ cụ Phó bảng là mô hình nhà sàn và ao cá Bác Hồ. Qua cầu xi măng, theo lối đi cặp hàng dâm bụt, hai cây dừa xoè bóng mát phía trước cổng chính dẫn vào nhà sàn Bác; phía trước sân sân là hoa hoa là toả hương thoang thoảng. Mô hình được xây dựng theo tỷ lệ 1/1 so với tỷ lệ gốc, được làm những loại gỗ tốt như căm xe, giáng hương,… Ngôi nhà có chiều dài khoảng 10,5 mét, rộng khoảng 6,2 mét và có hai tầng: tầng dưới để Bác làm việc và hội họp bộ Chính trị, cũng để tiếp khách; tầng trên có hai phòng với diện tích 10m2 dùng để ngủ và làm việc về mùa đông. Tất cả các hiện vật đều được phục chế giống như nguyên bản gốc, chỉ khác chiếc đồng hộ dừng lại ở 9 giờ 47 phút -  giờ Bác đi xa mãi mãi. Trước cửa nhà sàn là ao cá Bác Hồ với hình dáng bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp, phía sau nhà sàn là cây đa chiết từ cây đa Tân Trào và cụm trúc từ Pắc Bó.

Một góc làng Hoà An xưa được tái hiện lại trong khuôn viên khu di tích, nằm gần với cổng chính đi vào. Bước qua cầu là bức tượng của cụ Nguyễn Sinh Sắc được tạc bằng đá  đặt  trên một bệ cao, khắc họa hình ảnh của một ông “Thầy Huế” áo nâu, túi vải về làng với một dáng vẻ nho nhã, ung dung, giản dị tạo cho ta một cảm giác gần gũi thân thương. Men theo con đường làng, len lỏi qua những hàng dừa, hàng me xen lẫn những cây vú sữa  trong con rạch nhỏ, những ngôi nhà bát dần (nhà được xây dựng bằng gỗ trên sàn hoặc nền đất, mái ngói. Nhà có một hoặc ba gian, một bên hay hai bên hông có chái, nối mái nhà từ trước đến sau. Nhờ có chái bên hông nên nhà cất rộng), nhà chữ đinh (được cấu tạo gồm một nhà chính và nhà phụ nối liền với vách bên hông; đòn dông của hai căn này thẳng góc với nhau, nhà chính là nơi thờ cúng ông bà, tiếp khách và buồng ngủ. Gian phụ là nơi làm bếp, ăn uống và chứa đồ đạc), nhà nọc ngựa (nhà có hàng cột cái giữa nhà chịu lực. Nhà này nhìn bên ngoài thấp, mái bè rộng ra, nhưng bước vào bên trong sẽ thấy hệ thống kèo cột và trần nhà rất cao làm cho nhà thoáng mát), nhà sàn (sàn nhà ở làng Hòa An thường không quá cao, phần dưới sàn ít được sử dụng. Cầu thang lên nhà được đặt ở hai bên gian nhà chính),… Bên cạnh đó là các tổ hộp mô tả cuộc sống đời thường, cách sinh hoạt, ứng xử của người dân Hòa An xưa, một số nghề đặc trưng như: nghề xắt thuốc rê, chằm lá, nghề rèn, nghề mộc, đờn ca tài tử, đá gà.… đã làm sống lại hình ảnh ngôi làng Hòa An. Bên cạnh đó là các ngôi nhà di tích xưa như nhà ông Năm Giáo (một nông dân nghèo goá vợ, nơi mà cụ Phó bảng đã ở cùng, ngôi nhà đặc trưng cho những người dân quê nghèo khó, chạy lo từng bữa), nhà ông Trần Bá Lê (Cả nhì Ngưu – là một người yêu nước có lòng nhiệt thành cách mạng, là ngôi nhà đặc trưng cho những địa chủ giàu có ngày xưa), nhà ông Cả nhì Ngưu cất cho cụ Sắc ở cũng được tái hiện lại trong không gian khu làng Hòa An xưa tạo cho ta như vẫn thấy ẩn hiện đâu đây hình bóng cụ Nguyễn Sinh Sắc đã từng đến sinh sống và yên giấc ngàn thu, nhưng tinh thần của Cụ vẫn còn sống mãi trong lòng người dân Hòa An – Cao Lãnh. Còn gì thú vị hơn khi được thăm một ngôi làng xưa nằm ngay trong lòng thành phố hiện đại, làng Hòa An – nơi mà cụ Nguyễn Sinh Sắc từng đến đây sinh sống, giúp ta hình dung lại được phong cách sống của cụ Phó Bảng lúc về làng cũng như tình cảm của người dân dành cho cụ. Và dấu ấn của cụ đã ghi lại một cách sâu đậm trong lòng của người dân Hòa An.

Khu di tích là nơi sinh hoạt truyền thống giáo dục tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ, đồng thời cũng là nơi để lưu giữ những giá trị nhân văn mà ông cha ta đã để lại. Ngày càng nhiều người đến viếng thăm, nhất là vào ngày giỗ tổ 27/10 âm lịch, để tìm hiểu và để cảm nhận nét chất phác, nồng hậu, sự thanh thản trong tâm hồn và cũng như làm sống lại tinh thần tự cường dân tộc đã bị mai một ít nhiều bởi cuộc sống xô bồ, đầy toan tính./ Tham khảo: Wikipedia và BQL khu di tích Nguyễn Sinh Sắc

KHU DI TÍCH NGUYỄN SINH SẮC
Du ngoạn đất Sen hồng - phần 2

Thông tin
Địa điểm: 123/1 – Phạm Hữu Lầu – phường 4 -  tph. Cao Lãnh – Đồng Tháp
Thời gian tham quan: 3 tiếng 
Giờ mở cửa: 07h30 - 17h30, trừ thứ Hai
Thời gian tốt nhất: buổi sáng hoặc buổi chiều
Phương tiện: xe máy, ô tô, taxi,…
Phí tham quan: 20.000đ. Phí gửi xe: 5.000đ
Thành lập: 31/12/1977. Tái lập: 02/12/2010
Được công nhận Di tích quốc gia theo QĐ sô 420/QĐ–BT ngày 09/04/1992 bởi Bộ Văn hoá Thông tin

Thiên Linh 
---
Thông tin liên hệ 
Email: sidoltrip@gmail.com 
Instagram, Twitter: @Agides4U 

Comments