Đến Nam Phương Linh Từ

SOUTHERN’S CULTURE TOURIST ATTRACTION Excursion to Lotusland - part 8 Info Place: Long Hung A commune, Lap Vo, Dong Thap Time: 4 hours Opening time: 08:00 am – 05:00 pm everyday Transfer: motorbike, car,… Entrance fee: 20.000đ Parking fee: 5.000đ Southern’s Culture tourist attraction which locates at Long Hung A commune, far away from Cao Lãnh city about 12 km, and far away from Long Xuyen city about 35 kilomet, is one of the popular places when visiting Lotusland. It’s built to commemorate forebears who reclaim and maintain the new land - the Vietnam Southern. Southern’s Culture tourist attraction is attractive with tourist by fresh-air, imposing works with meticulous subtle architectures Khu du lịch Văn hoá phương Nam là quần thể công trình văn hoá tâm linh nhằm tưởng nhớ, phụng thờ các vị tiền nhân đã có công khai mở, gìn giữ và làm rạng danh vùng đất phương Nam và thờ cúng tổ tiên dòng họ Đặng. Đồng thời, cũng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nền văn ho

Nhà Cổ Huỳnh Thuỷ Lê: Bí Ẩn Một Chuyện Tình

THE HUYNH THUY LE ANCIENT HOUSE 
Excursion to Lotusland - part 6

Info
Place: 225A – Nguyen Hue st – ward 2 – Sa Dec – Dong Thap
Time: 1 hour
Opening time: 07h30 am - 05h00 pm every day
Best time: morning or afternoon
Transfer: motorbike, taxi, car,…
Entrance fee: 20.000đ

The Huynh Thuy Le ancient house locating in Sa Dec city, far away from Cao Lanh city about 30 kilometer and about 48 kilometer from the Can Tho city, is one of the impressive check-in places at Dong Thap province. It is attractive the tourist by the Chinese, Vietnamse and Roman architectural style's as well as through L’Amant - a famously love-story novel of Margueritte Duras, retold the passionate love story of the Chinese man living in Vietnam with a woman coming from French 

Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê là một địa điểm check-in rất thu hút du khách, đặc biệt là những bạn trẻ đam mê tìm tòi và khám phá như Thiên Linh chẳng hạn. Và Thiên Linh đã đến đây để tham quan trong hành trình khám phá đất Sen hồng kéo dài 2 ngày một đêm của xứ Đồng Tháp. Thời gian để mỗi người vừa tham quan và vừa chụp ảnh vừa khéo hay chỉ bằng thời gian đúng một tuần trà, vì toàn bộ cảnh trí để check-in chỉ nằm đúng ở mặt tiền của ngôi nhà, còn bên trong thì không có nhiều thứ để ngắm và để chụp cho lắm. Tuy nhiên vì vẻ cuốn hút bên ngoài, nên mọi người có thể đến để “đu trend” với thiên hạ nhé, và có vài thông tin sau để lấy le khi dẫn ai đó theo tham quan nha vì cô hướng dẫn chỉ hướng dẫn khách theo đoàn thôi nhé.


Nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận, một thương gia người Hoa nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm 1895 giữa khu chợ buôn bán náo nhiệt nằm ngước mặt ra dòng sông Sa Đéc hiền hoà. Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian truyền thống miền Tây, rộng 258 m2, với nguyên vật liệu chính là gỗ quý và mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương. Đến năm 1917, cách vách gỗ được thay bằng tường dày (như kiến trúc đặc trưng của những căn biệt thự Pháp thời đó) ôm lấy kết cấu các cột gỗ còn giữ lại. Sau lần trùng tu này, ngôi nhà mang nét pha trộn hài hoà của ba phong cách kiến trúc Pháp, Việt và Hoa. Bên ngoài là sự pha trộn của kiến trúc Hoa với mái cong hình thuyền và ngói âm dương và kiến trúc La Mã phục hưng ở thế kỷ 17 với các cổng vòm, hệ thống cột với các hoa văn trang trí và phù điêu hoa lá. Bên trong là kiểu ba gian truyền thống của người Việt với gian ngoài là bàn thờ tổ tiên hai bên và bàn thờ Quan Công ở giữa, cũng là nơi tiếp khách. Gian giữa là hai phòng ngủ song song với nhau và đối diện qua một cái tủ đựng những cổ vật, những bình gốm sứ thời kỳ trước; và gian cuối là nhà bếp, giữa gian có một tấm trường kỷ. Hậu viên là sàn nước, có cửa thông với con đường phía sau. Ngoài ra lối bài trí của các bao lam, hoành phi sơn son thiếp vàng lại chịu ảnh hưởng của kiến trúc Nam Trung Hoa. Gạch men với hoa văn trang trí được lát sàn đều được nhập từ Pháp. Ở gian giữa, sau bàn thờ Quan Công nền nhà hơi thấp hơn so với xung quanh và các bức tranh chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố phong thuỷ Trung Hoa.


Nhưng nếu nhà cổ chỉ có kiến trúc bấy nhiêu đó thì chưa hẳn đã hấp dẫn du khách nếu không có câu chuyện tình không biên giới giữa nữ nhà văn Marguerite Duras và ông Huỳnh Thuỷ Lê. Cuối năm 1929, trên chuyến phà Mỹ Thuận chạy ngang sông Tiền, ông Huỳnh Thủy Lê thấy một người phụ nữ có nước da trắng, tóc nâu vàng, dáng người cao ráo, đứng trên phà nhìn những đám lục bình trôi tản mạn trên sông. Ông Huỳnh Thủy Lê đã chủ động đến làm quen với cô gái và cả hai đều trúng “tiếng sét ái tình”. Tình yêu ấy kéo dài gần hai năm trong bí mật và kết thúc trong nước mắt khi ông Huỳnh Thủy Lê phải cưới một cô gái đã được cha ông an bài từ trước. Nhìn tình nhân cưới người khác, Marguerite Duras đau khổ tột độ, quyết định cùng gia đình lên tàu trở về nước Pháp. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, Marguerite Duras vẫn ôm mối tình ấy. Trong dòng hồi tưởng, nữ văn sĩ đã viết nên tiểu thuyết Người tình (L’Amant), tác phẩm gây tiếng vang lớn khi được dịch ra 43 thứ tiếng và đoạt giải thưởng văn học cao quý nhất của Pháp là Goncourt năm 1984. Tác phẩm này đã được dựng thành phim với bối cảnh chính là nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê. Ngày nay, nhà cổ đã được giao cho công ty cổ phần Du lịch Đồng Tháp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp. 

Đến đây, người ta vừa chiêm ngưỡng được một tuyệt tác kiến trúc độc đáo bên giòng Sa Giang thơ mộng, vừa thưởng thức một câu chuyện tình bi ai nhưng không kém phần lãng mạn khiến cho con người ta bay bổng lạ thường./ Tham khảo: dulich.dongthap.gov.vn, tác phẩm Người tình,...



NHÀ CỔ HUỲNH THUỶ LÊ
Du ngoạn đất Sen hồng - phần 6

Thông tin
Địa điểm: 255A – Nguyễn Huệ - phường 2 – Sa Đéc – Đồng Tháp
Thời gian tham quan: 1 tiếng
Giờ mở cửa: 07h30 - 17h30 hàng ngày
Thời gian tốt nhất: buổi sáng hoặc buổi chiều
Phương tiện: xe gắn máy, ôtô, taxi,…
Vé tham quan: 20.000đ
Được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 2008
Được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia theo QĐ số 4706/QĐ-BVHTTDL  năm 18/12/2009 bởi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch


Thiên Linh 
--- 
Thông tin liên hệ 
Email: sidoltrip@gmail.com 
Instagram, Twitter: @Agides4U 

Comments