Dinh Độc Lập: Điểm Giao Nhau Của Quá Khứ Và Hiện Tại - Phần 3

INDEPENDENCE PALACE Saigon in Hearts - part 1 chap 3 Tiếp tục tham quan trong khuôn viên, khi đi gần phía cổng của Dinh, chúng ta sẽ thấy một dinh thự nhỏ có kiến trúc kiểu Pháp. Đây là tòa nhà còn sót lại không bị phá hủy từ năm 1868, có thể nói rằng do xây dựng xa Dinh Norodom nên công trình này vẫn được giữ lại và tồn tại đến ngày nay. Tòa nhà gồm hai tầng, với hai cổng chính hình mái vòm, khung cửa sổ được sơn màu xanh lam và tường màu vàng nhạt, tạo nên nét tương phản độc đáo cho ngôi nhà. Mái được lợp tôn giả ngói màu đỏ, càng làm cho tòa nhà trở nên sáng sủa. Đây cũng là nơi trưng bày triển lãm “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 - 1966”, nơi mà du khách có thể tìm hiểu về một Sài Gòn thời thuộc địa, dấu ấn của thực dân Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa, những nhân vật nổi danh của đất Sài Gòn, và hơn hết là quá trình hình thành, phát triển và lụi tàn của chế độ Ngô Đình Diệm, thông qua việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại như máy chiếu và màn hình cảm ứng... T...

Tham Quan Dinh Bảo Đại - Phần 2

KING 2 PALACE
Da Lat: City of Flowers – part 1 chap 2

Info
Place: No. 12, Tran Hung Dao st, ward 10, Da Lat city, Lam Dong
Transfer: car, motorbike, taxi,…
Only for private, not for visiting

Dinh II là một công trình kiến trúc đặc sắc nằm tại thành phố Đà Lạt, Việt Nam. Tọa lạc trên một ngọn đồi thông ở độ cao 1.540 mét so với mực nước biển, Dinh II nằm cạnh đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 2 km về hướng Đông-Nam. Công trình được xây dựng vào năm 1933, có tới 25 phòng sang trọng. Từ vị trí này, du khách có thể nhìn thấy mặt hồ Xuân Hương gợn sóng ở cách xa khoảng 500 mét, với đồi Cù xanh mướt ở phía trên và đỉnh núi Lang Biang mờ ảo trong sương mây. Tất cả tạo nên một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp. Dinh II từng là Dinh thự mùa hè của Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux, nên còn được gọi là Dinh Toàn quyền. Đây là nơi ở và làm việc của Jean Decoux trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.

Kiến trúc của Dinh II chịu ảnh hưởng nhiều từ trào lưu cách tân kiến trúc châu Âu. Sự cách tân này thể hiện qua thiết kế với các mái bằng đồ sộ và bố cục hình khối lớn, tạo nên sự cân bằng không đối xứng. Cả mặt bằng và mặt đứng của công trình đều được giải phóng khỏi quy tắc đối xứng nghiêm ngặt của trường phái cổ điển, thay vào đó là các bố cục hình khối tự do. 

Tầng trệt được bố trí cho các phòng làm việc và phòng tiếp khách, kết nối với các tiểu kiến trúc trong công viên. Tất cả các phòng ngủ ở tầng trệt được nhóm lại xung quanh một sảnh lớn. Tại đây, các tác giả dự kiến rằng sự phát triển sau này của Đà Lạt có thể cần sử dụng các phòng ở riêng làm phòng khách lớn. Không gian kiến trúc hài hòa thông qua các lối đi dẫn vào cửa sổ bằng kính có khung thép lớn, nhưng vẫn giữ được không khí ấm cúng cho các phòng. Cuối đại sảnh là một cầu thang lớn dẫn lên các phòng được bố trí không đối xứng mà vẫn hợp lý, đầy đủ tiện nghi.

Mái hiên lối vào chính, đồng thời là sân trời cho tầng hai, được thiết kế theo hình vòng cung. Các đầu máng xối cong tạo nên những đường nét đặc trưng của trào lưu hiện đại trong công trình này. Các kiến trúc sư dường như không tập trung vào chi tiết trang trí, do đó mặt đứng của Dinh II thể hiện sự đơn giản với các mảng hình khối lồi lõm rất linh động. Phía trước đại sảnh có một mái che vươn ra để đón khách khi xe dừng lại, tạo cảm giác uy nghi và bề thế cho công trình. 

Đặc biệt, Dinh II là công trình đầu tiên sử dụng vật liệu đá rửa (màu sáng) để phủ tường ngoài, cùng với các bộ phận thường làm bằng gỗ giờ đây được làm bằng kim loại nhập khẩu từ Pháp. Công trình còn đi kèm với một khoảng sân lộ thiên có vòi phun nước và tượng thần vệ nữ sơn nhũ vàng. Xung quanh sân được bao bọc bởi những bức tượng duyên dáng mang đến cảm giác ấm áp giữa tiết trời se lạnh của thành phố cao nguyên.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân và gia đình, Toàn quyền Jean Decoux đã cho xây dựng những đường hầm bí mật và kiên cố, nối với hầm chứa rượu có bề ngang chừng 1,5 mét, cao hơn 1 mét, với nhiều ngõ ngách và được đúc bằng bê tông chắc chắn. Trong thời kỳ Tổng thống Ngô Đình Diệm, Dinh II trở thành nơi nghỉ dưỡng của gia đình Ngô Đình Nhu và vợ là Trần Lệ Xuân. Tướng Nguyễn Khánh cũng chọn Dinh II làm Tổng hành dinh trong mùa nghỉ mát.

Ngày nay, Dinh II không mở cửa cho du khách tham quan mà đã chuyển đổi công năng thành nhà khách Tỉnh ủy Lâm Đồng, phục vụ lưu trú cho các quan khách đến công tác và làm việc./Tham khảo: Wikipedia, lamdong.gov.vn

--- Còn tiếp ---

DINH 2

Đà Lạt Ngàn Hoa - kỳ 1 phần 2

Thông tin
Địa điểm: Số 12, đường Trần Hưng Đạo, P. 10, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng
Phương tiện: xe máy, ô tô, taxi,…
Địa điểm này không mở cửa đón du khách tham quan

Thiên Linh 
--- 
Thông tin liên hệ 
Facebook, Instagram, Twitter: @Agides4U 
Website: https://www.sidoltrip.com

Comments