Dinh Độc Lập: Điểm Giao Nhau Của Quá Khứ Và Hiện Tại - Phần 3

INDEPENDENCE PALACE Saigon in Hearts - part 1 chap 3 Tiếp tục tham quan trong khuôn viên, khi đi gần phía cổng của Dinh, chúng ta sẽ thấy một dinh thự nhỏ có kiến trúc kiểu Pháp. Đây là tòa nhà còn sót lại không bị phá hủy từ năm 1868, có thể nói rằng do xây dựng xa Dinh Norodom nên công trình này vẫn được giữ lại và tồn tại đến ngày nay. Tòa nhà gồm hai tầng, với hai cổng chính hình mái vòm, khung cửa sổ được sơn màu xanh lam và tường màu vàng nhạt, tạo nên nét tương phản độc đáo cho ngôi nhà. Mái được lợp tôn giả ngói màu đỏ, càng làm cho tòa nhà trở nên sáng sủa. Đây cũng là nơi trưng bày triển lãm “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 - 1966”, nơi mà du khách có thể tìm hiểu về một Sài Gòn thời thuộc địa, dấu ấn của thực dân Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa, những nhân vật nổi danh của đất Sài Gòn, và hơn hết là quá trình hình thành, phát triển và lụi tàn của chế độ Ngô Đình Diệm, thông qua việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại như máy chiếu và màn hình cảm ứng... T...

Dinh Độc Lập: Điểm Giao Nhau Của Quá Khứ Và Hiện Tại - Phần 1

INDEPENDENCE PALACE
Saigon in Hearts - part 1 chap 1

Info
Place: No. 135, Nam Ky Khoi Nghia str, Ben Thanh ward, Dist. 1, HCM city
Time: 4 hours
Opening time: 08:00 am – 04:30 pm every day (included Tet, Holidays)
Transfer: motorbike, cyclo, bus, taxi,…
Website: https://independencepalace.gov.vn/
Entrance fee: 65.000đ/pp (all in one)
Parking fee: 5.000đ/each motorbike

Dinh Độc Lập, also known as the Independence Palace, proudly stands in the heart of Ho Chi Minh City, just 800 meters north of the bustling Ben Thanh Market. As one of the most iconic landmarks in the city, it captivates visitors with its breathtaking architectural style—an exquisite blend of French elegance and Oriental charm. Beyond its stunning façade, the palace holds fascinating stories within its walls, each room narrating tales of a pivotal era in Vietnamese history. The exhibition spaces vividly showcase the dramatic rise and fall of the Independence Palace, originally built in 1868. A visit to this historic site offers a unique glimpse into the past, making it an unmissable experience for anyone exploring the vibrant culture and rich history of Ho Chi Minh City.

Bài viết kỷ niệm 50 năm ngày đất nước hoàn toàn thống nhất

Những năm tháng chiến tranh đã đi vào quá khứ, có thể những ký ức đau thương về một thời khói lửa, lầm than sẽ mãi chìm vào dòng sông của lịch sử. Tuy nhiên, những ký ức về một thời hào hùng, về những năm tháng vàng son của dân tộc thì sẽ vĩnh viễn khắc sâu trong tâm trí của những người con yêu nước. Việc tìm về lịch sử không chỉ đơn thuần là hồi tưởng mà còn là cuộc hành trình trở về với những giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc. Đó là những phút giây tự hào về bốn ngàn năm rực rỡ của lịch sử dân tộc Việt Nam. Hôm nay, hãy cùng Thiên Linh khám phá Dinh Độc Lập - một công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm ảnh hưởng Á Đông, được thiết kế bởi một người con đất Việt. Đây không chỉ là một biểu tượng mà còn là chứng nhân cho những chuyển động của thời đại, gắn liền với những bước ngoặt mang tính vận mệnh trong lịch sử Việt Nam. 

Dinh Độc Lập đầu tiên được xây dựng bằng gỗ vào năm 1863, nhưng sau đó bị hư hại. Vào ngày 23 tháng 2 năm 1868, thống đốc La Grandiere đã đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng công trình mới. Dinh được hoàn tất vào năm 1871 với tên gọi Dinh Norodom, do kiến trúc sư A. A. Hermite thiết kế theo phong cách kiến trúc Baroque đặc trưng của Pháp. Từ năm 1871 đến 1887, dinh được các vị thống đốc Nam Kỳ gọi là Dinh Thống Đốc. Từ năm 1887 đến 1945, dinh là nơi làm việc của các Toàn quyền Đông Dương, do đó được gọi là Dinh Toàn Quyền. Từ năm 1945 đến 1954, dinh một lần nữa mang tên Norodom và trở thành nơi làm việc của các Cao ủy Pháp tại Đông Dương. Vào ngày 7 tháng 9 năm 1954, Dinh Norodom được đổi tên thành Dinh Độc Lập và giữ nguyên tên gọi này cho đến nay, mặc dù đôi khi người dân vẫn gọi nó là Phủ Đầu Rồng. Ngày 27 tháng 2 năm 1962, dinh bị phe đảo chính trong chính quyền Ngô Đình Diệm ném bom, gây thiệt hại nặng nề đến mức không thể khôi phục được. Ngô Đình Diệm đã cho san phẳng công trình và xây lại dinh theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã về kiến trúc. Ngày 1 tháng 7 năm 1962, công trình chính thức được khởi công xây dựng và đến ngày 31 tháng 10 năm 1966, nó được khánh thành bởi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Từ đây, công trình được sử dụng làm nơi ở và làm việc của các vị Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.

Vào ngày 8 tháng 4 năm 1975, phi công Nguyễn Thành Trung của Việt Minh ném hai quả bom xuống dinh nhằm ám sát Tổng thống Thiệu, nhưng không gây thiệt hại đáng kể. Vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam do Trung úy Bùi Quang Thận đã húc đổ cổng phụ. Xe tăng T59 số hiệu 390 của Trung úy Vũ Đăng Toàn cũng đã húc tung cổng chính và tiến thẳng vào dinh. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận đã hạ quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa xuống và kéo lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 20 năm dưới sự bảo trợ của Mỹ. Vào tháng 11 năm 1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị của hai miền Nam Bắc để thành lập nước Việt Nam thống nhất đã diễn ra tại đây, mở ra một thời đại mới trong lịch sử ngàn năm đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Sau đó, Dinh Độc Lập được chuyển đổi thành bảo tàng, nơi lưu giữ những hiện vật, tư liệu về một giai đoạn lịch sử "đặc biệt" của thành phố và của cả nước, dưới sự quản lý của cơ quan Hội trường Thống Nhất. Nói sơ qua về lịch sử thăng trầm của Dinh Độc Lập, Thiên Linh cảm thấy nổi hết cả da gà. Đây là một công trình có lịch sử trải dài cả trang giấy, nhưng không thể tóm gọn lại bằng một vài câu. Điều đó cho thấy Dinh Độc Lập thực sự là một chứng nhân lịch sử, chứng kiến mọi sự kiện trọng đại và mang tính bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.

Dinh Norodom là phiên bản đầu tiên của công trình, tồn tại từ năm 1863 đến 1962, do kiến trúc sư Archille Antoine Hermite (người đã thiết kế Toà thị sảnh Hồng Kông) phụ trách. Viên đá đầu tiên được sử dụng để xây dựng dinh được lấy từ Biên Hòa, mỗi viên có cạnh 50 cm và bên trong có chứa những đồng tiền bằng vàng, bạc, đồng, kèm theo hình chạm khắc của Napoleon III. Dinh được xây dựng theo phong cách Tân Baroque với chi phí khoảng 4,7 triệu phơ-răng Pháp, trong đó phần lớn nguyên vật liệu được đưa từ Pháp sang. Công trình bao gồm một dinh thự với mặt tiền rộng 80 mét. Tầng một có các phòng chức năng như phòng khánh tiết (dành cho 800 khách), phòng ăn (100 m²), phòng vũ hội (180 m²), cùng với văn phòng của Thống đốc và các sĩ quan, tùy tùng. Tầng hai là nơi ở của Thống đốc, bao gồm 2 phòng ngủ và một phòng billiard. Khuôn viên xung quanh cũng có nhiều cây xanh và thảm cỏ. Tuy nhiên, công trình đã bị hư hại trong đợt ném bom của phe đảo chính trong chính quyền Ngụy và sau đó bị Ngô Đình Diệm phá hủy hoàn toàn để xây dựng lại. Dinh Độc Lập là phiên bản thứ hai, cũng là phiên bản hiện đại, tồn tại từ năm 1963 đến nay. Công trình này được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Viết Thụ và do Phan Văn Điển phụ trách xây dựng trên diện tích 4.500 m². Đây là một công trình kiến trúc kết hợp hài hòa giữa phong cách Tân Baroque Pháp hiện đại và kiến trúc Á Đông truyền thống, cổ kính, mang đậm triết lý nhân sinh.


Từ chợ Bến Thành, du khách có thể đi theo đường Thủ Khoa Huân, tiếp tục thẳng theo đường Huyền Trân, sau đó rẽ phải tại đường Nguyễn Thị Minh Khai và rẽ phải một lần nữa tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa để đến Dinh Độc Lập. Nếu có xe máy, du khách không vào cổng dinh mà tiếp tục đến quầy vé; bãi xe dành cho các phương tiện hai bánh nằm bên trái quầy vé. Quầy vé tọa lạc ở góc bên trái của cổng vào. Khuôn viên Dinh Độc Lập rộng khoảng 12 hecta, bao gồm những bãi cỏ xanh mướt trải dài trên những gò đất nhấp nhô, cùng với những cây cổ thụ đã được trồng từ thời thực dân Pháp xâm lược và những chậu kiểng quý giá. Điểm nhấn chính của khuôn viên là một thảm cỏ hình oval có đường kính khoảng 102 mét, ở giữa có một đài phun nước tạo cảm giác trong lành, sảng khoái cho du khách ngay khi bước vào bên trong. Trong khuôn viên, ngoài những mảng xanh thiên nhiên, còn trưng bày các hiện vật như hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390, húc đổ cổng dinh vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, đánh dấu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, có chiếc máy bay F-5E mang số hiệu 01638, được sử dụng để ném hai quả bom xuống nóc dinh vào ngày 8 tháng 4 năm 1975. Ở góc bên phải, cách cổng chính khoảng 500 mét, trên gò đất cao nhất của dinh, người ta đã cho xây dựng một Vọng văn lâu hình bát giác với kiến trúc đậm nét Á Đông, phục vụ như một nơi hóng mát và điểm dừng chân cho du khách. Kiến trúc của công trình này có 8 cây cột trụ chính, nâng đỡ một nhà lầu hai tầng phía trên. Phần trần nhà được trang trí bằng các họa tiết bánh răng, tạo nên cảm giác chuyển động không ngừng, trong khi hai mái lầu được lợp ngói âm dương màu cam đỏ, phần mái cong được tạo tác với hình rồng cách điệu.

Dinh Độc Lập tọa lạc ngay trung tâm của khuôn viên, được thiết kế với sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hiện đại và không gian nghệ thuật truyền thống phương Đông. Công trình có diện tích 4.500 m², cao 26 m, với diện tích sàn sử dụng là 20.000 m², bao gồm 95 phòng. Tổng thể Dinh được tạo hình giống chữ “吉”, mang ý nghĩa tốt lành và may mắn. Mặt trước của dinh có hình chữ “口” nằm ở phía trên, tượng trưng cho giáo dục và ngôn luận, kèm theo chữ “中” để nhắc nhở về lòng trung nghĩa. Phần dưới có các chữ “三”, “王” và “主”, thể hiện một đất nước có chủ quyền, nơi mà con người hội đủ ba yếu tố Minh, Nhân, Võ. Tổng thể cấu trúc là chữ “興”, thể hiện khát vọng cầu chúc cho đất nước trường tồn và hưng thịnh mãi mãi. Phần kiến trúc của Dinh, mặc dù mang đậm phong cách Tân Baroque Pháp, nhưng dấu ấn triết lý phương Đông vẫn hiện hữu khắp các căn phòng. Chẳng hạn, chữ Thọ “寿/壽” được trang trí trên cửa sổ, lan can, được dệt lên thảm sàn và vẽ trong các bức tranh với nhiều kiểu biến tấu như thọ tròn, thọ vuông, ...; bức rèm hoa đá ở hành lang tầng 2 có hình những đốt trúc thanh tao, gần gũi với làng quê Việt Nam, đồng thời đón ánh sáng mặt trời, làm không gian thêm sáng sủa. Ngoài ra, còn có những họa tiết cận đại mang nét dân tộc sâu sắc trang trí trên thảm sàn, rèm cửa, rèm treo và vải bọc ghế, vô cùng tinh xảo và đẹp mắt. Những ô gạch bông, ô cửa sổ và lan can với họa tiết vintage ấn tượng, mang đến sự hoài cổ, phù hợp với hình ảnh của thập niên 60 thế kỷ 20. Những đường ngay, sổ thẳng tắp của các hành lang, đại sảnh và gian phòng cũng chứa đựng ý nghĩa từ câu “Quang minh chính đại” mà kiến trúc sư muốn gửi gắm. Tất cả những yếu tố này tạo nên nét riêng độc đáo nhưng cũng không kém phần thú vị cho công trình này. Dinh Độc Lập có tổng cộng bao gồm: 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 4 tầng chính và 2 tầng lửng, lưu giữ 6.300 hiện vật, hình ảnh, tư liệu về một trong những giai đoạn “vận mệnh” trong lịch sử dân tộc.

Tầng 1 của Dinh Độc Lập bao gồm phòng Đại Yến, phòng Nội Các và phòng Khánh Tiết. Phòng Đại Yến có màu sắc chủ đạo là vàng, được sử dụng để tổ chức các buổi chiêu đãi trọng thể với sức chứa hơn 100 quan khách. Màu vàng ấm áp của căn phòng tạo nên không khí sang trọng và làm cho các món ăn trở nên ngon miệng hơn. Bức tranh sơn dầu gồm 7 tấm trong phòng được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ tặng nhân dịp khánh thành, mang tên "Cẩm tú sơn hà, thái bình thảo mộc", thể hiện mong ước về một Việt Nam thống nhất. Phòng Nội Các có màu chủ đạo là xanh lá, nơi diễn ra các cuộc họp của Hội đồng Tổng trưởng và Nội các Việt Nam Cộng hòa. Điểm đặc trưng thú vị trong phòng là hình dáng bàn họp oval, tạo không khí gần gũi và tăng cường sự thấu hiểu giữa các thành viên. Màu xanh rêu, từ rèm cửa, thảm lót nền đến bọc ghế, tạo ra một không gian thoải mái, giúp giảm bớt căng thẳng cho những người tham gia. Phòng Khánh Tiết, với màu đỏ chủ đạo, là nơi tổ chức các cuộc họp, chiêu đãi trọng thị, và lễ ra mắt nội các mới, có sức chứa tối đa 500 người. Tại đây đã diễn ra hội nghị Hiệp thương Nam Bắc vào tháng 11/1975, và hiện nay thỉnh thoảng được sử dụng cho các cuộc họp quan trọng hoặc tổ chức các lễ quốc tang của Nhà nước. Phòng còn trưng bày bức tranh "Việt Nam quốc tổ" của họa sĩ Trọng Nội, mang thông điệp về sự thống nhất và đoàn kết của toàn dân tộc. Cầu thang trung tâm dẫn từ tầng 1 lên tầng 2 được lát thảm đỏ, vì vậy du khách không được phép đi lên để tránh hư hại hiện vật. Thay vào đó, du khách phải sử dụng hai cầu thang ở hai bên sảnh, cách cầu thang chính khoảng 5 mét.

---Còn tiếp---

Thiên Linh 
--- 
Thông tin liên hệ 
Email: sidoltrip@gmail.com 
Facebook: www.facebook.com/Agides4U 
Instagram, Twitter: @Agides4U 
Youtube: https://www.youtube.com/@sidoltrip 

Comments